RMIT đồng tổ chức hội thảo về kết nối khu vực châu Á

RMIT đồng tổ chức hội thảo về kết nối khu vực châu Á

Đại học RMIT Việt Nam phối hợp cùng Đại học Zhejiang (Trung Quốc) và Đại học Inha (Hàn Quốc) đồng tổ chức hội thảo Kết nối ở châu Á: Thương mại, Vận tải, Logistics và Kinh doanh từ ngày 24 đến 26/6/2018 tại cơ sở Nam Sài Gòn của trường.

Hội thảo có sự tham dự của hơn 100 đại biểu bao gồm diễn giả khách mời, nhà nghiên cứu, chuyên gia và nhà quản lý từ các quốc gia như Indonesia, Trung Quốc, Philippines, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Sri Lanka, Áo và Úc.

Đại học RMIT Việt Nam phối hợp cùng Đại học Zhejiang (Trung Quốc) và Đại học Inha (Hàn Quốc) đồng tổ chức hội thảo Kết nối ở châu Á: Thương mại, Vận tải, Logistics và Kinh doanh từ ngày 24 đến 26/6/2018. Đại học RMIT Việt Nam phối hợp cùng Đại học Zhejiang (Trung Quốc) và Đại học Inha (Hàn Quốc) đồng tổ chức hội thảo Kết nối ở châu Á: Thương mại, Vận tải, Logistics và Kinh doanh từ ngày 24 đến 26/6/2018.

Hiệu trưởng RMIT Việt Nam Giáo sư Gael McDonald thể hiện sự vui mừng khi RMIT đồng tổ chức sự kiện này.

Bà nói: “Hội thảo được tổ chức nhằm hiểu rõ quan điểm của các chuyên gia trong ngành, các nhà làm chính sách và học giả về những vấn đề quanh các thách thức về logistics trong khu vực”.

Giáo sư bổ sung thêm, hội thảo thảo luận những chủ đề đóng vai trò quan trọng với tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập và hợp tác sâu rộng trong khu vực cũng như trên thế giới.

“Theo dự đoán của Ngân hàng Thế giới, chi phí dành cho logistics Việt Nam hiện chiếm 20,9% GDP, cao hơn so với Trung Quốc 19%, Thái Lan 18%, Nhật Bản 11% và châu Âu 10%”, Giáo sư McDonald chia sẻ.

“Tại diễn đàn về logistics toàn quốc gần đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ ra rằng chi phí logistics cao là một trong những rào cản làm giảm năng lực cạnh tranh của kinh tế quốc gia trong môi trường giao thương kết nối và hội nhập mạnh mẽ. Thủ tướng nhấn mạnh nỗ lực cắt giảm chi phí logistics cần được chú trọng, đặc biệt khi Việt Nam tăng cường tham gia vào các hiệp định thương mại tự do”.

Hiệu trưởng RMIT Việt Nam Giáo sư Gael McDonald cho biết hội thảo được tổ chức nhằm hiểu rõ quan điểm của các chuyên gia trong ngành, các nhà làm chính sách và học giả về những vấn đề quanh các thách thức về logistics trong khu vực. Hiệu trưởng RMIT Việt Nam Giáo sư Gael McDonald cho biết hội thảo được tổ chức nhằm hiểu rõ quan điểm của các chuyên gia trong ngành, các nhà làm chính sách và học giả về những vấn đề quanh các thách thức về logistics trong khu vực.

Giáo sư McDonald nhấn mạnh rằng đến năm 2025 để cắt giảm chi phí logistics xuống còn 16-20% GDP đồng thời đóng góp từ 8-10% vào GDP “sẽ đòi hỏi nỗ lực hơn nữa để cải cách và đơn giản hoá các thủ tục hành chính nhằm cải thiện môi trường kinh doanh”.

Liên quan đến hội thảo, Giáo sư McDonald chia sẻ: “Hội thảo có sự đóng góp của các nhà nghiên cứu đến từ ít nhất 13 quốc gia khác nhau với 63 bài báo cáo, cũng như những đại biểu khác. Cùng nhau, họ sẽ tìm hiểu những thách thức hiện tại trong ngành logistics và hy vọng sẽ mở ra lối đi sáng hơn ở phía trước”.

***

RMIT Việt Nam tự hào với vai trò đầu tàu lâu năm trong dẫn dắt các cuộc đối thoại về giáo dục ở khu vực Đông Nam Á. Trong hơn 16 năm hoạt động, trường đã tổ chức nhiều hội thảo giáo dục với diễn giả khách mời đến từ khắp nơi trên thế giới. Các hội thảo này cho cán bộ giảng viên trường hiểu biết sâu sắc về ngành, đồng thời tạo cơ hội để những người làm công tác giáo dục trong khu vực xây dựng năng lực cạnh tranh.

Ngành Kinh doanh (Quản lý chuỗi cung ứng và logistics) của trường đã tạo được tiếng tăm, và cho ra trường những cử nhân có nền tảng vững chắc về các hoạt động logistics như thu mua hàng hóa, quản lý vận hành, vận chuyển, phân phối và thiết kế chuỗi cung ứng. Các em cũng được trang bị các kỹ năng mềm cần có để trở thành người dẫn đầu, sẵn sàng góp phần thúc đẩy năng suất và năng lực cạnh tranh cho Việt Nam trong thị trường toàn cầu hết sức năng động.

  • Quan hệ doanh nghiệp
  • Logistics

Tin tức liên quan