Định hướng đào tạo tại RMIT Việt Nam (phần 2)

Định hướng đào tạo tại RMIT Việt Nam (phần 2)

Bài viết này là phần hai của loạt hai bài phỏng vấn trích từ bài phỏng vấn Giáo sư Gael McDonald, Hiệu trưởng RMIT Việt Nam, đăng trên báo Sinh viên Việt Nam (SVVN) vào ngày 4/12/2017.

Bài viết tập trung vào chiến lược và thành tích đạt được của trường. Theo đó, Giáo sư McDonald đề cập đến cách RMIT Việt Nam giúp sinh viên sẵn sàng đón nhận tương lai hướng đến kỹ thuật số và cách trường đóng góp cho cộng đồng như thế nào.

Thưa Giáo sư, Đại học RMIT Việt Nam trang bị cho sinh viên những gì trước cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0?

Rõ ràng cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi phải nâng cao khả năng công nghệ. Chính vì vậy, ngay từ ngày đầu tại RMIT Việt Nam, sinh viên đã bắt đầu nâng cao kỹ năng công nghệ qua việc tiếp cận với hệ thống quản lý học tập trực tuyến của trường có tên gọi CANVAS. Bên cạnh đó, thư viện trường có lượng sách và tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh lớn nhất Việt Nam, và kho tài liệu trực tuyến hỗ trợ đắc lực các nhà nghiên cứu, giúp họ tiếp cận với những nghiên cứu đương thời trong lĩnh vực mình quan tâm.

Tuy nhiên, theo tôi đóng góp lớn nhất của RMIT Việt Nam (trong chuẩn bị cho sinh viên bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0) chính là chương trình ngoại khóa có tên gọi Personal Edge (Chương trình Hoàn thiện kỹ năng cá nhân), nơi sinh viên có thể bồi đắt kỹ năng tổng quát trong sáu mảng gồm tư duy sáng tạo, giao tiếp tự tin, làm việc trong môi trường đa văn hóa, lãnh đạo có đạo đức, công dân số và hoạch định sự nghiệp. Chúng tôi cũng đã giới thiệu một ứng dụng kỹ thuật số giúp sinh viên quản lý những kỹ năng đã phát triển, đồng thời lưu trữ bằng chứng về những khả năng mà các bạn đã tích lũy được.

Chương trình Personal Edge (Chương trình Hoàn thiện kỹ năng cá nhân) giúp sinh viên quản lý những kỹ năng đã phát triển, đồng thời lưu trữ bằng chứng về những khả năng mà các bạn đã tích lũy được. Chương trình Personal Edge (Chương trình Hoàn thiện kỹ năng cá nhân) giúp sinh viên quản lý những kỹ năng đã phát triển, đồng thời lưu trữ bằng chứng về những khả năng mà các bạn đã tích lũy được.

RMIT Việt Nam đã thay thế sách giáo khoa truyền thống bằng những nguồn tài liệu học kỹ thuật số trong học kỳ 3/2017. Giáo sư có thể chia sẻ chi tiết về việc sinh viên học như thế nào khi không dùng đến sách giáo khoa giấy?

Bản thân cũng là người viết sách giáo khoa, một trong những vấn đề khiến tôi luôn trăn trở là việc những kiến thức trong sách nhanh chóng bị lạc hậu như thế nào? Như bạn biết đấy, sinh viên luôn muốn tiếp thu những thông tin và ví dụ gắn liền với thực tế nhất, và may mắn thay những thông tin này hiện sẵn có trên dòng cập nhật của các kênh thông tin trực tuyến, YouTube và các kênh kỹ thuật số khác. Vì vậy, chúng tôi tập trung đưa những tài liệu cập nhật và mang hơi thở cuộc sống nhất đến cho sinh viên thay vì chỉ dựa vào sách giáo khoa. Điều này đặc biệt được truyền đạt sâu rộng trong đội ngũ những người xây dựng chương trình học và cán bộ giảng viên nhằm đảm bảo rằng tất cả những kiến thức và lý thuyết cơ bản cùng với các bài tập tình huống cập nhật nhất đều được đưa vào giảng dạy.

Đại học RMIT đứng ở vị trí thứ 20 và thuộc nhóm giữa trong bảng xếp hạng các trường đại học ở Úc. Tuy nhiên, RMIT lại rất thành công tại Việt Nam. Theo Giáo sư, đâu là chìa khóa giúp RMIT thành công ở đây? Thành công của RMIT đóng góp như thế nào vào sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam?

Cho phép tôi trả lời câu hỏi này bằng hai ý.

Lý do Đại học RMIT tại Việt Nam định vị hơi khác so với tại Melbourne (Úc) vì quy mô của RMIT Việt Nam nhỏ hơn và chúng tôi có thể thay đổi nhanh hơn. Chúng tôi cũng có thể có được mối quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp lớn trong ngành và những nghề mà chúng tôi giảng dạy. Và hiện chúng tôi cũng có những cán bộ giảng viên hết sức tuyệt vời, những người quyết định chủ động đến Việt Nam để hỗ trợ phát triển giáo dục của đất nước. Điều này giúp RMIT có nguồn nhân lực hết sức tận tâm với công việc.

Và ý thứ hai liên quan đến việc RMIT Việt Nam có thể đóng góp như thế nào cho cộng đồng giáo dục Việt Nam cũng chính là động lực dẫn đến việc thành lập Trung tâm Xuất sắc về Kỹ thuật số (CODE) của trường. Trung tâm đã tích cực hoạt động trên khắp Việt Nam, với các chương trình đào tạo dành cho công chức nhà nước, giáo viên phổ thông và giảng viên đại học trong nhiều mảng khác nhau nhằm bồi đắp năng lực giảng dạy – đặc biệt trong ứng dụng kỹ thuật số vào giảng dạy.

Trung tâm Xuất sắc về Kỹ thuật số (CODE) được thành lập để hỗ trợ xây dựng năng lực giáo dục tại Việt Nam. Trung tâm Xuất sắc về Kỹ thuật số (CODE) được thành lập để hỗ trợ xây dựng năng lực giáo dục tại Việt Nam.

Với việc các trường đại học Việt Nam đang dần tự chủ hơn, chúng tôi cũng chào đón nhiều trường bạn đến tham quan và học hỏi kinh nghiệm điều hành và quản trị một trường đại học. Chúng tôi rất sẵn lòng chia sẻ.

Cũng cần phải nói thêm rằng, RMIT Việt Nam có được thành công như ngày nay là nhờ sự hỗ trợ rất lớn từ phía Chính phủ Việt Nam, cơ quan ban ngành ở các cấp, các sở ban ngành tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và gần đây là Đà Nẵng.

Chính phủ Việt Nam đã công khai ghi nhận đóng góp của Đại học RMIT đồng thời hỗ trợ chúng tôi rất nhiều để trường có thể lớn mạnh và phát triển như ngày nay.

Bài: Howie Phung

  • Hoàn thiện kỹ năng cá nhân
  • CODE
  • Community
02/02/2018

Chia sẻ

Tin tức liên quan