Tiến sĩ Danh dự RMIT chia sẻ bí quyết thành công với các tân khoa

Tiến sĩ Danh dự RMIT chia sẻ bí quyết thành công với các tân khoa

“Hãy là một chú lừa”, là lời nhắn nhủ của sơ Trish Franklin, người sáng lập tổ chức Loreto Vietnam-Australia Program, dành cho các tân khoa RMIT Việt Nam khi bà nhận bằng Tiến sĩ Danh dự do Đại học RMIT trao tặng.

Sơ Trish Franklin đã truyền cảm ứng để các tân khoa RMIT trở thành lãnh đạo của chính cuộc đời mình, khi nhận bằng Tiến sĩ Danh dự tại lễ Tốt nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh. Sơ Trish Franklin đã truyền cảm ứng để các tân khoa RMIT trở thành lãnh đạo của chính cuộc đời mình, khi nhận bằng Tiến sĩ Danh dự tại lễ Tốt nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh.

Đây là những lời mà một vị khách mời danh dự nói với sơ khi bà tốt nghiệp đại học ở Úc. “Tôi vẫn nhớ lời ông và những lời này tác động đến tôi rất nhiều vào thời điểm đó, dù tôi có thể từng nghĩ - bị gọi là một con lừa nghe có vẻ hơi chướng tai”, sơ Franklin chia sẻ.

“Nhưng giờ tôi đã hiểu về những chú lừa nhờ hành trình và trải nghiệm cùng nhiều người cũng như nhiều bạn đồng nghiệp”.

Sơ Franklin tiếp tục giải thích: những chú lừa là những lực lượng trợ giúp, sống thành đàn, biết điều, nuôi nấng, cực kỳ thông minh, có trí nhớ lạ thường, cực kỳ tò mò, giúp định thần, có tư duy độc lập và thích học hỏi.

“Khi bạn tiến đến giai đoạn tiếp theo trong đời mình”, sơ nhắn nhủ các bạn tân khoa, “hãy duy trì trí thông minh, trí nhớ sắc bén và tính hiếu kỳ cao. Hãy độc lập nhưng biết hợp tác. Cứ từ từ, hãy yêu thích công việc và nơi làm việc, hãy cư xử chuyên nghiệp với đồng nghiệp - tất cả những điều thuộc phạm trù sức khỏe và an toàn. Hãy từ tốn khi đưa ra quyết định, và hãy hài hước và điềm đạm trong những gì bạn làm. Và hãy luôn là nguồn hỗ trợ cho những người quanh bạn”.

Là người gốc Úc, sơ Trish Franklin là Nhà sáng lập và nguyên Giám đốc điều hành tổ chức phi chính phủ Loreto Vietnam - Australia Program vào năm 1997. Trong suốt 20 năm, sơ đã làm việc không mệt mỏi để hỗ trợ người nghèo ở Việt Nam, giúp đỡ và dạy dỗ những em nhỏ thiệt thòi và khuyết tật. 

Sơ Trish kể chuyện cho một trẻ nhỏ trong thời gian làm việc tại Loreto Việt Nam, tổ chức phi lợi nhuận với mục tiêu mang lại sự công bằng, bình đẳng và hàn gắn thế giới, đặc biệt thông qua giáo dục phụ nữ. Ảnh: Loreto Việt Nam Sơ Trish kể chuyện cho một trẻ nhỏ trong thời gian làm việc tại Loreto Việt Nam, tổ chức phi lợi nhuận với mục tiêu mang lại sự công bằng, bình đẳng và hàn gắn thế giới, đặc biệt thông qua giáo dục phụ nữ. Ảnh: Loreto Việt Nam

Dưới sự dẫn dắt của sơ Franklin, tổ chức Loreto đã thực hiện các chương trình phát triển ở khắp năm tỉnh thành tại Việt Nam, nơi không có các tổ chức phi chính phủ khác. Loreto đã xây trường học mới và nâng cấp trang thiết bị giáo dục hiện có để nâng cao chất lượng đầu ra cho chương trình học ở những vùng hẻo lánh.

Đến năm 2004, Loreto đã chạy tám dự án: trường học dành cho người mù, trường dành cho trẻ em gặp khó khăn về mặt trí tuệ, một nhà mở cho trẻ em đường phố (nam) và năm trường học ở ngoại thành.

“Hành trình của chúng tôi đầy chông gai và bất an. Nhưng thách thức này khiến tôi càng quyết tâm đạt thành mục tiêu, đồng thời giúp tôi và nhóm của mình phục hồi sự tự tin, tinh thần lạc quan, sức chịu đựng và nhiệt huyết - những điều giúp tôi, ngày qua ngày, lấy lại năng lượng tích cực để không ngừng thử nghiệm tiềm năng, những khả năng và chuyên môn của mình”, sơ chia sẻ.

Với các bằng cấp như Chứng chỉ Sư phạm, Cao đẳng Sư phạm và Cử nhân Giáo dục, Chứng chỉ sau đại học về Nghiên cứu xuyên văn hóa, Chứng chỉ sau đại học về Tư vấn giáo dục, và Chứng chỉ sau đại học về Giảng dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ, sơ Franklin – với sự trợ giúp của đồng đội – đã tác động lên cuộc sống của hơn 55 ngàn trẻ em cho đến ngày bà rời Việt Nam vào năm 2015.

Sơ tâm sự: “Ký ức tươi đẹp nhất trong đời tôi là quãng thời gian tôi ở Việt Nam. Trong khoảng thời gian này, chính khát vọng dành cho những đứa trẻ nghèo, tàn tật và bất hạnh đã giúp tôi tiến lên phía trước”.

Đây không phải lần đầu những thành tựu xuất sắc trong hoạt động cộng đồng của sơ được ghi nhận và tưởng thưởng. Sơ đã nhận được vô số giải thưởng và bằng khen, gồm Huy hiệu TP. Hồ Chí Minh của Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh, Huy chương Vì sự nghiệp giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, Huân chương Úc AO, Kỷ niệm chương Vì hòa bình, Hữu nghị giữa các dân tộc, Tiến sĩ Danh dự của Đại học Cơ đốc giáo Úc, và Huy chương Hữu nghị (phần thưởng cao quý nhất dành cho các cá nhân nước ngoài) do Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam trao tặng.

“Khi bạn nỗ lực vào bất kỳ điều gì bạn làm - kết quả sẽ tuyệt vời”, sơ Franklin chia sẻ. “Các bạn sẽ có những thời điểm chông gai và bất an nhưng việc hồi phục lại mục tiêu sẽ giúp bạn tiếp tục tiến bước trên chặng đường mới. Mỗi ngày, hãy tìm mục tiêu sống, hãy khai phóng giấc mơ, hãy sống có mục tiêu và tinh thông với việc đó”.

RMIT Việt Nam đã trao bằng Tiến sĩ Danh dự cho sơ Franklin vào lễ Tốt nghiệp diễn ra vào ngày 4/12/2018 tại TP. Hồ Chí Minh, để ghi nhận đóng góp không mệt mỏi và nổi bật của sơ vào giáo dục và hỗ trợ những em nhỏ kém may mắn và khuyết tật ở Việt Nam.

Bài: Lisa Humphries 

  • Cộng đồng
  • Tốt nghiệp
13/12/2018

Chia sẻ

Tin tức liên quan