Dự án sinh viên nâng cao nhận thức về sức khỏe tâm thần

Dự án sinh viên nâng cao nhận thức về sức khỏe tâm thần

Theo báo cáo tháng 12/2016 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, 13,5 triệu người Việt Nam (tương đương khoảng 15% dân số) được chẩn đoán là có vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Từ đó, Đại học RMIT Việt Nam đã chọn Tầm quan trọng của sức khỏe tâm thần làm chủ đề của Dự án Lãnh đạo tiềm năng năm 2017 (ELP).

Dự án Lãnh đạo tiềm năng là chương trình dành cho sinh viên năm nhất và năm hai nhằm giúp các em phát triển kỹ năng lãnh đạo đồng thời nâng cao nhận thức về các vấn đề xã hội. Dự án có sự hợp tác giữa RMIT Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ.

Mười hai nhóm sinh viên đã nghiên cứu và thuyết trình nhằm nâng cao nhận thức về một vấn đề sức khỏe tâm thần cụ thể như Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), Rối loạn lo âu xã hội (SAD) và bệnh trầm cảm.

“Hóa giải” một số hiểu lầm phổ biến

Dự án Lãnh đạo tiềm năng là chương trình dành cho sinh viên năm nhất và năm hai nhằm giúp các em phát triển kỹ năng lãnh đạo đồng thời nâng cao nhận thức về các vấn đề xã hội. Dự án Lãnh đạo tiềm năng là chương trình dành cho sinh viên năm nhất và năm hai nhằm giúp các em phát triển kỹ năng lãnh đạo đồng thời nâng cao nhận thức về các vấn đề xã hội.

Qua dự án, sinh viên đã thay đổi nhận thức của chính bản thân các bạn và của người khác về một số bệnh lý tâm thần.

Trịnh Hà Phương, sinh viên ngành Truyền thông (Truyền thông chuyên nghiệp) đồng thời là trưởng nhóm sinh viên trình bày về chứng Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), cho biết nhóm của bạn đã làm khảo sát và 60% người được hỏi cho rằng OCD chỉ là ám ảnh về tình trạng sạch sẽ.

Phương cho biết: “Bạn có thể cho rằng những người mắc chứng OCD luôn muốn mọi thứ gọn gàng và sạch sẽ nhưng trên thực tế những người mắc chứng này có nhiều nỗi ám ảnh, đó có thể là nỗi sợ bị nhiễm bẩn hay sợ phạm lỗi, sợ những con số, màu sắc hay từ ngữ nào đó”.

Hội chứng OCD khác nhau ở mỗi người và chỉ một phần nhỏ những người mắc chứng này sợ vi khuẩn, Phương bổ sung thêm.

Trích lời bài hát do nhóm sáng tác phục vụ cho chiến dịch nâng cao nhận thức về OCD, Phương cho biết: “Ám ảnh cưỡng chế là dành cả ngày chỉ để làm một việc. Điều này thực sự rất mệt mỏi”.

Sinh viên RMIT thuyết trình về hội chứng Rối loạn lo âu xã hội. Sinh viên RMIT thuyết trình về hội chứng Rối loạn lo âu xã hội.

Kết thúc dự án, các nhóm sinh viên đã trình bày kết quả nghiên cứu và nâng cao nhận thức về sức khỏe tâm thần qua những tấm áp phích, các vở kịch và bài hát.

Bà Nguyễn Thanh Tâm, Người sáng lập và Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe tâm thần và Phát triển cộng đồng, đồng thời là Giám đốc của BasicNeeds Việt Nam, là người hướng dẫn chuyên môn cho sinh viên tham gia Dự án Lãnh đạo tiềm năng.

Bà Tâm chia sẻ: “Có tới 25% dân số thế giới sẽ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần vào thời điểm nào đó trong cuộc đời, điều này có nghĩa ai trong số chúng ta cũng có thể phải đối mặt với vấn đề về tâm thần lúc nào đó trong cuộc sống. Cuộc sống hiện đại với căng thẳng và áp lực ngày càng tăng có thể gây ra nhiều bệnh liên quan đến tâm thần hơn”.

Dự án Lãnh đạo tiềm năng 2017 diễn ra tại cả hai cơ sơ Nam Sài Gòn và Hà Nội, thu hút khoảng 1.000 sinh viên và cán bộ làm việc trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần.

Bài: Đoàn Thanh Vân

  • Chăm sóc Sức khỏe & Tâm lý
  • Nghiên cứu
12/01/2018

Chia sẻ

Tin tức liên quan