Hợp tác năng lượng – đường đến phát triển bền vững cho khu vực APEC

Hợp tác năng lượng – đường đến phát triển bền vững cho khu vực APEC

Nghiên cứu của giảng viên RMIT Việt Nam cho thấy nhu cầu năng lượng đang hội tụ ở các quốc gia trong khu vực APEC. Kết quả nghiên cứu ủng hộ việc thúc đẩy chính sách hội nhập năng lượng, đồng thời đóng góp vào những thảo luận quanh Hội nghị APEC năm nay.

Hướng đến kỷ niệm 20 năm Việt Nam trở thành thành viên của APEC (Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương), việc đăng cai tổ chức Hội nghị APEC 2017 đánh dấu bước tiến quan trọng của Việt Nam trong hội nhập quốc tế. Nhân sự kiện quan trọng này, cùng với suy nghĩ rằng thế hệ tương lai sẽ phải hứng chịu hậu quả nếu khu vực không hướng đến phát triển bền vững đã đưa Tiến sĩ Lê Thái Hà, giảng viên RMIT Việt Nam, đến với chủ đề nghiên cứu này.

Tiến sĩ Hà là tác giả chính của bài nghiên cứu chủ đề “Energy demand convergence in APEC: An empirical analysis” (tạm dịch: Sự hội tụ nhu cầu năng lượng ở khu vực APEC: Phân tích thực nghiệm), cùng với hai đồng tác giả là Tiến sĩ Chang Youngho từ Đại học Công nghệ Nanyang và Đại học Khoa học xã hội Singapore ở Singapore; và Tiến sĩ Park Donghyun từ Ngân hàng phát triển châu Á ở Philippines. Bài nghiên cứu đã được công bố trên Energy Economics (Kinh tế học năng lượng) – một tạp chí học thuật hạng A* theo xếp hạng của Hội đồng Hiệu trưởng các trường kinh doanh của Úc.

Tiến sĩ Hà giải thích rằng sự hội tụ nhu cầu năng lượng thường để chỉ xu hướng giảm dần khoảng cách giữa các quốc gia về nhu cầu sử dụng năng lượng theo thời gian. Nghiên cứu của nhóm kiểm tra sự hội tụ nhu cầu năng lượng giữa 19 quốc gia thuộc khu vực APEC.

Tiến sĩ Lê Thái Hà tin rằng các quốc gia trong khu vực nên chú ý hơn vào việc khai thác nguồn năng lượng mới, phát triển năng lượng sạch và có thể tái tạo, tăng hiệu quả sử dụng năng lượng cũng như thúc đẩy chuyển giao công nghệ sạch. Tiến sĩ Lê Thái Hà tin rằng các quốc gia trong khu vực nên chú ý hơn vào việc khai thác nguồn năng lượng mới, phát triển năng lượng sạch và có thể tái tạo, tăng hiệu quả sử dụng năng lượng cũng như thúc đẩy chuyển giao công nghệ sạch.

“Nghiên cứu cho thấy bằng chứng về sự hội tụ nhu cầu sử dụng năng lượng tại 15 trên 19 quốc gia APEC và sự hội tụ nhu cầu sử dụng điện tại 17 trên 19 quốc gia APEC”, bà chia sẻ và bổ sung thêm rằng kết quả nghiên cứu cho thấy sự nâng cao về tiêu chuẩn sống ở các quốc gia APEC.

“Bằng chứng về sự hội tụ nhu cầu năng lượng ở phần lớn các quốc gia APEC, cùng với tính chất xuyên biên giới của nhiều vấn đề về môi trường và năng lượng, sẽ thúc đẩy hội nhập hóa thị trường năng lượng và điện giữa các quốc gia trong khu vực”, Tiến sĩ Hà nói.

Bà cho biết điều này có thể thực hiện bằng cách đưa ra các văn bản pháp luật phù hợp với các tiêu chuẩn và yêu cầu chung của APEC: “Do trữ lượng năng lượng sơ cấp toàn cầu có hạn, các quốc gia trong khu vực nên chú ý hơn vào việc khai thác nguồn năng lượng mới, phát triển năng lượng sạch và có thể tái tạo, tăng hiệu quả sử dụng năng lượng cũng như thúc đẩy chuyển giao công nghệ sạch. Hơn thế nữa, quan trọng phải tích hợp năng lượng tái tạo và hệ thống lưu trữ năng lượng trong khu vực”.

“Các quốc gia trong khu vực có thể áp dụng cách tiếp cận hòa hợp trong chính sách và chiến lược năng lượng nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý năng lượng, và nhờ vậy cũng sẽ tăng hiệu quả trong quản lý lượng khí thải ô nhiễm. Với các quốc gia còn phân tách, việc theo đuổi các chính sách để đạt được sự ổn định về cung cấp năng lượng có thể đưa họ tiến đến sự hội tụ với các quốc gia khác trong khu vực”, Tiến sĩ nói.

Tiến sĩ Lê Thái Hà Tiến sĩ Lê Thái Hà

Nghiên cứu của Tiến sĩ Hà với dữ liệu và phương pháp, cũng như kết quả thực nghiệm và thảo luận, hiện có thể đọc trực tuyến tại đây.

Các ưu tiên của APEC 2017 gồm: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm; Đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực sâu rộng; Nâng cao năng lực cạnh tranh, sáng tạo của doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) trong kỷ nguyên số; và Tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Bài: Hoàng Hà

  • Nghiên cứu
  • Phát triển bền vững

Tin tức liên quan