'Learning Lab Việt Nam' hỗ trợ sinh viên thành công

'Learning Lab Việt Nam' hỗ trợ sinh viên thành công

Công cụ học tập trực truyến do Trung tâm Xuất sắc về Kỹ thuật số RMIT Việt Nam bảo trợ đã giúp nâng cao vị thế đầu đàn của trường trong cộng đồng giáo dục Việt Nam.

Chuyện một trường đại học chia sẻ nguồn tư liệu học thuật của mình là điều không thường xuyên xảy ra vì tài sản trí tuệ trong giáo dục thường đắt đỏ và khó có được.

Tuy nhiên, năm nay, RMIT Việt Nam đã phá vỡ thông lệ đó và ra mắt công cụ tự học trực tuyến: Learning Lab Việt Nam (tạm dịch Phòng học trực tuyến Việt Nam). Phòng học trực tuyến này không chỉ dành cho sinh viên RMIT Việt Nam, mà còn cho bất kỳ ai muốn học hỏi thêm.

Được thiết kế nhằm giúp người học nâng cao kỹ năng ở cấp đại học, Learning Lab Việt Nam là trang web hỗ trợ học tập chuyên biệt. Ở đó, sinh viên, giáo viên và những người hỗ trợ có thể truy cập vào nguồn tài liệu học tập trực tuyến và các bài giảng tương tác đa dạng.

Learning Lab Việt Nam hiện có các khóa học trực tuyến rõ ràng và dễ thực hiện với các chủ đề như viết bài luận, tư duy phản biện và tiếng Anh, cũng như phần tư vấn chuyên biệt liên quan đến học thuật, ví dụ như cách giải quyết các vấn đề trong môn Toán và Thống kê. Nhiệm vụ của Learning Lab Việt Nam là bổ sung nguồn tư liệu tham khảo cho tất cả các môn học đang dạy tại trường.

Trang web đã nâng cao vị thế đầu đàn của RMIT Việt Nam trong cộng đồng giáo dục, đồng thời là minh chứng về sứ mệnh của Trung tâm xuất sắc về Kỹ thuật số trong chia sẻ cách ứng dụng kỹ thuật số tốt nhất.

Ông Joel Swenddal, Trưởng phòng Hỗ trợ học thuật SAS - nhóm hỗ trợ học tập tại RMIT Việt Nam, cho biết Learning Lab Việt Nam bổ sung tuyệt vời cho những dịch vụ hỗ trợ trực tiếp hiện có của SAS.

Ông nói: “Hình thức kỹ thuật số này cho phép chúng tôi mở rộng phạm vi và tầm ảnh hưởng của SAS cả trong và ngoài cộng đồng RMIT”.

Việc ra mắt Learning Lab Việt Nam là thành quả của quá trình triển khai sâu rộng. SAS hợp tác với đồng nghiệp tại Đại học RMIT Melbourne để chuyển đổi nội dung từ một dự án tương tự ở Úc cho phù hợp với trang web Việt Nam. Nhờ nguồn hỗ trợ tài chính từ Trung tâm Xuất sắc về Kỹ thuật số, SAS đã chuyển đổi hơn 500 trang hỗ trợ học tập từ trang web gốc, đồng thời phát triển nhiều trang mới, tạo ra bộ tư liệu toàn diện được “đo ni đóng giày” cho Việt Nam. Và nguồn tài liệu này hiện vẫn tiếp tục tăng lên.

Lý giải về vai trò của Learning Lab Việt Nam trong việc giúp sinh viên chuyển từ cách học truyền thống ở Việt Nam sang hình thức tự học thuận lợi hơn, Chuyên viên tư vấn học thuật Danny Green cho biết công cụ mới này bước đầu đã minh chứng là nguồn tư liệu học tập có giá trị.

Ông nói: “Sinh viên có thể truy cập vào trang web một mình hoặc cùng các bạn. Và với tư cách nhân viên hỗ trợ, chúng tôi có thể dùng trang web như một công cụ trong các buổi gặp với sinh viên, hướng dẫn cho các bạn biết cách tự dùng”.

Ông Joel Swenddal, Trưởng phòng Hỗ trợ học thuật SAS giới thiệu về Learning Lab Việt Nam tại buổi ra mắt vào ngày 6/7/2017. Ông Joel Swenddal, Trưởng phòng Hỗ trợ học thuật SAS giới thiệu về Learning Lab Việt Nam tại buổi ra mắt vào ngày 6/7/2017.

Trang web cũng là nguồn tư liệu hữu ích cho giáo viên giúp bài giảng sinh động hơn.

Về việc mở rộng ra cho sinh viên các trường khác, ông Danny đồng ý rằng điều này thể hiện trách nhiệm của trường trong cung cấp dạng nội dung học dựa trên kỹ năng đến cộng đồng giáo dục lớn hơn.

“Learning Lab Việt Nam là nguồn tư liệu tuyệt vời cho sinh viên và giáo viên. Chúng tôi rất vui được chia sẻ với cộng đồng”.

Tìm hiểu thêm thông tin về Learning Lab Việt Nam tại trang web https://learninglab.rmit.edu.vn

Bài: Jon Aspin

10/07/2017

Chia sẻ

  • CODE
  • Kỹ thuật số

Tin tức liên quan