Đại học RMIT hỗ trợ hoạt động nghệ thuật tại Việt Nam

Đại học RMIT hỗ trợ hoạt động nghệ thuật tại Việt Nam

Bộ sưu tập các Tác phẩm nghệ thuật đương đại Việt Nam của Đại học RMIT Việt Nam đưa sinh viên và cộng đồng đến với thế hệ nghệ sĩ đương đại trọng yếu của đất nước.

Bộ sưu tập hơn 50 tác phẩm nghệ thuật của trường không chỉ đóng vai trò quan trọng về mặt lịch sử, mà còn giúp thế hệ sau nâng cao hiểu biết về văn hóa Việt Nam.

Phát biểu về đóng góp của bộ sưu tập lên cộng đồng lớn hơn, Hiệu trưởng Đại học RMIT Việt Nam - Giáo sư Gael McDonald cho biết: “Vai trò của một trường đại học không chỉ có tập trung vào sinh viên, cán bộ giảng viên và mối quan hệ với doanh nghiệp trong các ngành – những thành tố cấu thành hoạt động trọng tâm của trường, mà còn thể hiện sự tôn trọng cộng đồng địa phương cũng như quốc tế nơi trường hoạt động. Đại học RMIT có lịch sử lâu đời trong hỗ trợ hoạt động nghệ thuật, và tôi rất tự hào khi có cơ hội hỗ trợ hết mình cho các tác phẩm vừa được bổ sung vào bộ sưu tập của trường”.

Với việc đưa bộ sưu tập đến với công chúng ở cơ sở Hà Nội cũng như TP. Hồ Chí Minh, Giáo sư McDonald hy vọng trường có thể khuyến khích các cuộc tranh luận và thảo luận quanh tầm quan trọng của những tác phẩm này.

Tác phẩm Cầu Chương Dương của nghệ sĩ Lê Quý Tông với tông màu lạnh, đẩy người thưởng lãm đối diện với những mảng khối và cơ sở hạ tầng của thành phố đang trên đà phát triển mạnh mẽ hướng đến hiện đại hóa và công nghiệp hóa. Tác phẩm Cầu Chương Dương của nghệ sĩ Lê Quý Tông với tông màu lạnh, đẩy người thưởng lãm đối diện với những mảng khối và cơ sở hạ tầng của thành phố đang trên đà phát triển mạnh mẽ hướng đến hiện đại hóa và công nghiệp hóa.

Là cố vấn thu thập và trưng bày bộ sưu tập, đồng thời cũng là một nghệ sĩ, ông Richard Streitmatter-Tran bày tỏ niềm tự hào của mình: “Bộ sưu tập tập trung vào các tác phẩm Việt Nam đương đại và những nghệ sĩ đang làm việc và sinh sống tại đây, từ những nghệ sĩ mới nổi sinh vào thập niên 90 cho đến những nghệ sĩ tên tuổi hiện đã ở tuổi 70, với các tác phẩm hội họa, điêu khắc và các phương tiện truyền thông mới”.

“Chúng tôi đặc biệt tìm kiếm những nghệ sĩ tích cực sáng tác và các tác phẩm thể hiện những thay đổi đang diễn ra ở Việt Nam, tương phản với các loại tác phẩm khác, ví dụ như những tác phẩm trang trí theo hình thức thể hiện truyền thống”, ông giải thích thêm.

Tác phẩm “Cao nguyên” của nghệ sĩ Nguyễn Mạnh Hùng phản ánh cách đất nước từng trải qua chiến tranh đã chuyển mình thay đổi cuộc sống như thế nào trong thời bình. Tác phẩm “Cao nguyên” của nghệ sĩ Nguyễn Mạnh Hùng phản ánh cách đất nước từng trải qua chiến tranh đã chuyển mình thay đổi cuộc sống như thế nào trong thời bình.

Tác phẩm của nghệ sĩ Nguyễn Hồng Ngọc có thể là một ví dụ. Ngọc là một nghệ sĩ trẻ chuyên về video, cô chủ động tìm kiếm những thay đổi về mặt xã hội cũng như môi trường đang diễn ra ở nơi chôn nhau cắt rốn của mình tại tỉnh Thái Nguyên, nơi khai thác than là ngành công nghiệp mũi nhọn. Trong video của mình, Ngọc trình diễn một điệu múa truyền thống nhưng dùng công nghệ 3D Mapping mới nhất. Cô còn xem xét vai trò của phụ nữ và nữ anh hùng trong văn hóa Việt”, ông bổ sung thêm.

Ông Richard tin rằng bộ sưu tập các Tác phẩm nghệ thuật đương đại Việt Nam của RMIT Việt Nam là một trong những bộ sưu tập danh giá nhất dạng này trên toàn thế giới, và ông tự tin rằng sinh viên và cán bộ giảng viên của RMIT Việt Nam cũng như công chúng sẽ tiếp tục được thưởng thức và hưởng lợi từ bộ sưu tập.

Bài: Hoàng Hà

27/03/2017

Chia sẻ

  • Nghệ thuật
  • Cộng đồng

Tin tức liên quan