Sinh viên RMIT Việt Nam thuyết trình tại sự kiện lớn của khu vực

Sinh viên RMIT Việt Nam thuyết trình tại sự kiện lớn của khu vực

Nhóm sinh viên ngành Thạc sĩ Quản trị kinh doanh và Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (Cấp quản lý), Đại học RMIT Việt Nam, vừa thuyết trình với Tổ công tác của Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC (ABAC) tại Đà Nẵng vào ngày 6/11.

Nhóm thực hiện nghiên cứu về khởi nghiệp số và chuyển dịch số tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương nhằm trả lời câu hỏi: Doanh nghiệp khởi nghiệp số trong khu vực cần hỗ trợ gì? Thành viên chủ chốt của nhóm nghiên cứu gồm cô Angie Glance, nhân viên Chính phủ Úc hiện dành toàn thời gian để nghiên cứu, Lê Bảo Hoàng và Alakshendra Swarup từ RMIT Úc, cùng Deon Leng và Nguyễn Đặng Phương Trâm từ RMIT Việt Nam.

Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC (ABAC) diễn ra đồng thời với Hội nghị cấp cao APEC vào tuần trước tại Đà Nẵng. Cô Angie, Hoàng, Trâm và Deon đã trình bày kết quả nghiên cứu dưới dạng báo cáo với tiêu đề Khởi nghiệp số ở các quốc gia APEC, đến đại diện từ 21 quốc gia thành viên của APEC.

Những đại biểu này sẽ lần lượt đưa ra đề xuất dựa trên kết quả nghiên cứu này cũng như phần trình bày của lãnh đạo từ các quốc gia thành viên. Đây là lần đầu tiên nhóm từ RMIT Việt Nam tham gia ABAC.

Nhóm sinh viên ngành Thạc sĩ Quản trị kinh doanh và Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (Cấp quản lý), Đại học RMIT Việt Nam và RMIT Úc, vừa thuyết trình với Tổ công tác của Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC (ABAC) tại Đà Nẵng Nhóm sinh viên ngành Thạc sĩ Quản trị kinh doanh và Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (Cấp quản lý), Đại học RMIT Việt Nam và RMIT Úc, vừa thuyết trình với Tổ công tác của Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC (ABAC) tại Đà Nẵng

Theo ông Leng, nhóm xem xét bốn thành tố chính trong chủ đề nghiên cứu gồm hạ tầng Công nghệ thông tin và Truyền thông ICT; kỹ năng và giáo dục nhằm chuẩn bị sẵn sàng về kỹ thuật số; quy định và chính sách của chính phủ; và khía cạnh tài chính liên quan đến khởi nghiệp số.

Ông Leng chia sẻ: “Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi phỏng vấn viên chức chính phủ, những người làm công tác giáo dục, chủ doanh nghiệp và các đối tượng khác. Báo cáo nghiên cứu bắt đầu được thực hiện vào tháng 7”.

Trong khi đó, cô Glance nhấn mạnh vào ý nghĩa của việc Đại học RMIT tham gia vào ABAC: “Đây không chỉ là cơ hội tốt cho tất cả thành viên góp sức vào nghiên cứu, mà còn cho chính Đại học RMIT. Trường sẽ có mặt trên trường quốc tế, và việc được mời đại diện làm nghiên cứu cho diễn đàn kinh tế trọng yếu do doanh nghiệp và chính phủ cùng chung tay thực hiện là bằng chứng thể hiện sự uyên bác của RMIT với tư cách là một trường đại học”.

Sau sự kiện, ông Leng cho biết phần trình bày của nhóm về tầm quan trọng của hướng dẫn khởi nghiệp số qua các chính sách ưu đãi và đào tạo bền vững đã diễn ra tốt đẹp. Ông chia sẻ: “Chúng tôi hài lòng khi báo cáo được người tham dự nồng nhiệt đón nhận và hy vọng sẽ thực hiện thêm nghiên cứu trong tương lai dựa trên kết quả chúng tôi đưa ra cho APEC năm nay”.

“Chúng tôi thực sự vui và hào hứng khi nghe tin sẽ có nhóm nghiên cứu mới cho Kinh tế số vào năm sau. Điều này khiến chúng tôi cảm thấy mình có mặt ở điểm ngoặc quan trọng và đóng góp vào thay đổi như vậy”, ông Leng bổ sung thêm.

Bài: Michael Tatarski

  • Quan hệ doanh nghiệp
  • Nghiên cứu

Tin tức liên quan