20 năm thời trang Việt

20 năm thời trang Việt

Bà Trần Nguyễn Thiên Hương từ Harper’s Bazaar Việt Nam cho biết hai thập niên trước người Việt còn mặc những bộ quần áo đơn sắc tẻ nhạt, mà nay các nhà thiết kế trong nước đang chuẩn bị đưa sản phẩm của mình ra thế giới.

Chủ tịch Sun Flower Media Trần Nguyễn Thiên Hương đã thuyết trình tại hội thảo Sản xuất thời trang:Made in Vietnam của Đại học RMIT và dẫn dắt phần thảo luận về di sản của thời trang Việt.

“Là một nước đang phát triển không có nhiều xu hướng thời trang riêng, nhưng thời trang Việt vẫn có lịch sử thể hiện qua cách người dân ăn mặc trong nhiều thế kỷ qua”.

Bà Thiên Hương bắt đầu phần thuyết trình về lịch sử của áo dài trước khi chia sẻ về ảnh hưởng của chiến tranh lên ngành thời trang.

Chủ tịch Sun Flower Media Trần Nguyễn Thiên Hương. Chủ tịch Sun Flower Media Trần Nguyễn Thiên Hương.

“Thời đó, hầu như không có trang phục màu sáng và rực rỡ. Quần áo thuần màu nâu, đen, và xanh dương. Người dân quá khổ nên chỉ quan tâm đến việc mưu sinh”, bà cho biết.

Các nhãn hàng cao cấp chỉ vào Việt Nam năm 1997 với cửa hàng Louis Vuitton đầu tiên ở Hà Nội, sau đó là các nhãn hàng khác như Salvatore Ferragamo vào năm 2005. Các thương hiệu nhập khẩu cao cấp giúp Việt Nam biết đến khái niệm haute couture - may đo cao cấp, cũng như tạo cảm hứng cho thế hệ trẻ Việt Nam tìm hiểu về thời trang thế giới.

Bà Trần Nguyễn Thiên Hương (phải) cùng Hiệu trưởng Đại học RMIT Việt Nam Giáo sư Gael McDonald. Bà Trần Nguyễn Thiên Hương (phải) cùng Hiệu trưởng Đại học RMIT Việt Nam Giáo sư Gael McDonald.

Bà nói: “Một số nhà thiết kế trong nước như Nguyễn Công Trí và Nguyễn Hoàng Hải đã bắt đầu từ rất sớm. Họ là thế hệ đầu tiên sau Minh Hạnh và Sĩ Hoàng đã tạo ra thay đổi đáng kể và đưa những mẫu thiết kế của mình lên sàn diễn thời trang”.

Bà Hương bổ sung thêm rằng trong những năm gần đây mức độ phổ biến của thời trang may sẵn cao cấp bắt đầu tăng: “Những nhà thiết kế đại diện cho phân khúc này là Thủy Nguyễn, Lý Quý Khánh, Li Lam, I hate Fashion, Phương My và Đỗ Mạnh Cường”.

Bà tin rằng tương lai của thời trang Việt nằm trong tay của hàng trăm nhà thiết kế đang gầy dựng cửa hàng thời trang của riêng mình.

Bà nói: “Trong tương lai, nhiều nhà thiết kế trong số đó có thể xuất thân từ RMIT Việt Nam”.

Cùng chung niềm tin vào tương lai của thời trang Việt Nam, Trưởng ngành Thời trang Đại học RMIT Việt Nam Victoria Ho chia sẻ: “Ngành thời trang Việt Nam đang bùng nổ. Những gì đang diễn ra từ khâu sản xuất đến bán lẻ đều rất đáng mừng. Đây là thời điểm tuyệt vời cho Việt Nam”.

Phiên thảo luận sau đó diễn ra với sự tham gia của ba nhà thiết đại diện cho ba thế hệ cũng như phong cách khác nhau của thời trang Việt - nhà thiết kế áo dài Sĩ Hoàng, nhà thiết kế Li Lam từ LAM boutique và nhà thiết kế tên tuổi Đỗ Mạnh Cường.

Các nhà thiết kế trong phần thảo luận chia sẻ kinh nghiệm và tầm nhìn về ngành thời trang Việt Nam. Các nhà thiết kế trong phần thảo luận chia sẻ kinh nghiệm và tầm nhìn về ngành thời trang Việt Nam.

Hải Yến

  • Thời trang
  • Sự kiện

Tin tức liên quan