Chuyên gia kinh tế Ngân hàng Thế giới chia sẻ về “Báo cáo Việt Nam 2035”

Chuyên gia kinh tế Ngân hàng Thế giới chia sẻ về “Báo cáo Việt Nam 2035”

Tiến sĩ Sandeep Mahajan, chuyên gia kinh tế hàng đầu của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, vừa có buổi nói chuyện tại cơ sở Hà Nội về văn kiện vừa được công bố “Báo cáo Việt Nam 2035: Hướng tới Thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng và Dân chủ”.

Là công trình của các chuyên gia trong nước và quốc tế được chính phủ Việt Nam(link is external) mời thực hiện, báo cáo không phải là văn kiện chính thức của chính phủ nhưng đánh giá những chọn lựa mở ra cho Việt Nam khi đất nước hướng đến mục tiêu trở thành nền kinh tế “thu nhập trung bình cao” đến năm 2035 (xem thêm giải thích về nền kinh tế "thu nhập trung bình cao" qua bảng tiếng Anh phía dưới) 

World Bank economist talks 'Vietnam 2035' at RMIT Hanoi.jpg

Tiến sĩ Mahajan ghi nhận những lợi thế Việt Nam tạo được trong thời kỳ Đổi mới bắt đầu từ năm 1986, đồng thời so sánh với sự lớn mạnh của Trung Quốc - nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới vào cùng thời điểm.

Ông nói: “Không như Trung Quốc, Việt Nam đã phát triển vượt bậc mà không làm gia tăng sự bất bình đẳng trong xã hội”.

Thêm vào đó, ông giải thích rằng Việt Nam vừa tăng trưởng kinh tế vừa đồng thời giảm tỉ lệ người “cực nghèo” (theo Ngân hàng Thế giới là những người kiếm được ít hơn 1.9 đô la Mỹ/ngày) từ 50% dân số năm 1990 xuống còn 3% vào thời điểm hiện nay.

“Việt Nam đang phát triển trên cơ sở vững mạnh. Việt Nam đang muốn theo quỹ đạo của Hàn Quốc 40 năm trước và của Trung Quốc 15 năm trước. Điều này hoàn toàn hiểu được, tuy nhiên không dễ để đạt được mục tiêu”, Tiến sĩ cho biết.

Tiến sĩ Sandeep Mahajan trình bày trước nhân viên, sinh viên và cựu sinh viên Đại học RMIT Việt Nam tại cơ sở Hà Nội vào ngày 22/6/2016. Tiến sĩ Sandeep Mahajan trình bày trước nhân viên, sinh viên và cựu sinh viên Đại học RMIT Việt Nam tại cơ sở Hà Nội vào ngày 22/6/2016.

Một trong những thách thức là vấn đề môi trường.

Tiến sĩ Lê Thái Hà, giảng viên Kinh tế Đại học RMIT Việt Nam, đã nghe buổi nói chuyện của Tiến sĩ Mahajan. Bà ủng hộ việc báo cáo tập trung vào phát triển bền vững, cụ thể là bền vững về môi trường.

Tiến sĩ Hà ghi nhận tác động tiêu cực hết sức to lớn lên môi trường của Việt Nam sau 25 năm phát triển kinh tế vũ bão. Tiến sĩ gọi đó là những 'tác động đáng báo động' và trích dẫn một số ví dụ để minh hoạ cho cái mà bà gọi là “gánh nặng đặt lên khả năng chống chịu của môi trường tại Việt Nam”.

Tiến sĩ Lê Thái Hà, giảng viên Kinh tế Đại học RMIT Việt Nam, tin rằng thách thức trọng yếu đối với Việt Nam là phát triển kinh tế đi đôi với bền vững về môi Tiến sĩ Lê Thái Hà, giảng viên Kinh tế Đại học RMIT Việt Nam, tin rằng thách thức trọng yếu đối với Việt Nam là phát triển kinh tế đi đôi với bền vững về môi

Việc mất 360.000 héc ta rừng tự nhiên ở Tây Nguyên, chiếm khoảng 14% tổng diện tích rừng trong khu vực, từ năm 2008 đến năm 2014 là một trong những ví dụ mà Tiến sĩ Hà đã trích dẫn lại.

Bà chia sẻ: “Về lâu dài, thoái hóa môi trường hủy hoại nền tảng cơ bản mà nền kinh tế dựa vào đó để phát triển, đồng thời làm xói mòn môi trường, nền kinh tế và xã hội. Thử thách trọng yếu là phát triển kinh tế đi đôi với bền vững về môi trường. Nhằm giải quyết sự đánh đổi giữa phát triển kinh tế và bền vững, nhân loại phải tìm cách cân bằng hai yếu tố này, đồng thời cho phép hai mặt này cùng tồn tại”.

Bạn đọc có thể tải “Báo cáo Việt Nam 2035” miễn phí tại đây. Cho đến thời điểm đăng bài viết này, đã có 22.900 lượt tải báo cáo.

Jon Aspin

  • Nghiên cứu
  • Phát triển bền vững

Tin tức liên quan