RMIT Việt Nam nhận tài trợ nghiên cứu của EU

RMIT Việt Nam nhận tài trợ nghiên cứu của EU

Đại học RMIT Việt Nam giành được vị trí cộng sự trong một dự án nghiên cứu trị giá 13.4 triệu Euro thuộc chương trình nghiên cứu và đổi mới EU Horizon 2020 (H2020).

Tài trợ dành để nghiên cứu những giải pháp tiến bộ dựa trên tự nhiên về khả năng chống chịu biến đổi khí hậu cũng như quản lý nguồn nước hiệu quả có thể triển khai ở các thành phố.

Thành phố Quy Nhơn thuộc tỉnh Bình Định (Việt Nam) là một trong ba thành phố ngoài các nước châu Âu cùng với Medellín (Colombia) và Thành Đô (Trung Quốc) là trọng tâm nghiên cứu.

 Thành phố Quy Nhơn ở miền Trung Việt Nam là một trong ba thành phố ngoài châu Âu thuộc trọng tâm trong dự án nghiên cứu do EU tài trợ. Thành phố Quy Nhơn ở miền Trung Việt Nam là một trong ba thành phố ngoài châu Âu thuộc trọng tâm trong dự án nghiên cứu do EU tài trợ.

Với sự hỗ trợ của RMIT châu Âu, RMIT Việt Nam giành được phần tài trợ nhờ tham gia nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Fundación CARTIF, một trung tâm nghiên cứu và công nghệ ở Tây Ban Nha.

Nhóm có 28 thành viên gồm các trung tâm nghiên cứu, các nhóm ngành nghề và trường đại học ở Bỉ, Trung Quốc, Colombia, Phần Lan, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Vương quốc Anh và Việt Nam. Đối tác chiến lược của Đại học RMIT – Arup cũng là một thành viên.

Nhóm nghiên cứu của RMIT Việt Nam được dẫn dắt bởi Phó giáo sư Sarah Bekessy từ Trung tâm Nghiên cứu đô thị, Đại học RMIT, và được điều phối tại khu vực châu Âu bởi Tiến sĩ Sergio Tirado và Tiến sĩ Marta Fernandez từ RMIT châu Âu, cùng sự hỗ trợ của Phó giáo sư Nguyễn Thanh Thủy đến từ RMIT Việt Nam.

Hiệu trưởng RMIT Việt Nam Giáo sư Gael McDonald cho biết tài trợ từ H2020 là thành tựu đáng kể cho cả trường và Việt Nam.

Bà nói: “Điều này sẽ góp phần thể hiện khả năng và tiềm năng nghiên cứu của RMIT Việt Nam, đồng thời mở rộng cửa cho việc tìm nguồn tài trợ nghiên cứu châu Âu trong tương lai ở Việt Nam. Dự án sẽ đem lợi ích độc đáo đến cho Việt Nam qua việc tăng kiến thức cũng như các mô hình giải pháp dựa trên tự nhiên cho các thành phố, tập trung vào Quy Nhơn, thành phố ở miền trung đất nước.

“Điều này cũng giúp nâng cao hiểu biết và nhận thức của công dân về thách thức môi trường toàn cầu như biến đổi khí hậu và quản lý nguồn nước. Chúng tôi mong tiếp tục làm việc với RMIT châu Âu trong các cơ hội tài trợ nghiên cứu tương lai từ châu Âu. RMIT châu Âu là đơn vị giúp RMIT Việt Nam xác định và giành được việc hợp tác này”, Giáo sư bổ sung thêm.

Karen Matthews

14/12/2016

Chia sẻ

  • Nghiên cứu
  • Quốc tế
  • Cộng đồng

Tin tức liên quan