Học từ case study - tái định hình chiến lược

Học từ case study - tái định hình chiến lược

Cùng lắng nghe TS Manjit Sandhu chia sẻ về chặng đường 30 năm trong ngành giáo dục. Bên cạnh phương pháp giảng dạy được thầy tâm đắc đúc rút từ vốn kinh nghiệm của mình, thầy còn phân tích tầm quan trọng của một chiến lược phù hợp nhằm đưa sản phẩm/dịch vụ vào một thị trường mới.

Dù đã từng cân nhắc kế hoạch nghỉ hưu sau 30 năm dạy học, Tiến sĩ Manjit Sandhu đã vô cùng hào hứng khi có cơ hội được đến Việt Nam khám phá một nên văn hóa mới và tham gia vào đội ngũ giảng dạy tại RMIT.

“Tôi yêu công việc giảng dạy và thật may là trước giờ tôi vẫn luôn làm khá tốt. Lựa chọn đến Việt Nam đã mang lại một nguồn sinh khí mới cho cuộc sống của tôi, nhờ đó tôi tìm thấy đề tài nghiên cứu mới và tiếp tục theo đuổi đam mê của mình.”, Tiến sĩ Sandhu chia sẻ.

Tiến sĩ Manjit Sandhu, Giảng viên cấp cao tại RMIT Việt Nam Tiến sĩ Manjit Sandhu, Giảng viên cấp cao tại RMIT Việt Nam

Thầy hiện đang giảng dạy môn “Chiến lược” và “Chiến lược Quốc tế” cho cả hai chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA) và Thạc sĩ Kinh doanh Quốc tế. Nguyên tắc dạy học của thầy xoay quanh việc lấy học viên làm trung tâm và truyền cảm hứng để phá bỏ ranh giới giữa lý thuyết và thực tế.

“Lớp học cần phải sinh động. Tôi áp dụng phương pháp action-research trong đó tập trung vào việc giải quyết các vấn đề thực tiễn.”

Để đạt được điều này, Tiến sĩ Sandhu mang đến lớp nhiều case study khác nhau. “Các case study này gắn liền với những vấn đề cụ thể - chẳng hạn thất bại của Astro ở thị trường Indonesia, FDI trong mảng bán lẻ tại Ấn Độ, những thay đổi trong cục diện kinh tế tại Việt Nam, thành công của Lego ở thị trường Hàn Quốc cũng như tương lai ngành ô tô. Có rất nhiều bài học có thể rút ra từ việc phân tích các mô hình và lý thuyết chiến lược trong các case study này.”

Tiến sĩ Sandhu hi vọng học viên có thể học được bài học và có cái nhìn khác đi về ý nghĩa thực sự của chiến lược. “Tôi đã tham gia công tác hoạch định chiến lược trong nhiều năm và thấy

rằng đa số các tổ chức thường chỉ tập trung vào hai thứ: ngân sách và kế hoạch. Tuy nhiên, đầu tiên phải nói rằng kế hoạch thì không phải là chiến lược, bởi nó chỉ tập trung vào việc ai sẽ làm gì, ở đâu và bao nhiêu. Chiến lược là về cách để chiến thắng - làm thế nào để bán đươc nhiều hàng hơn đối thủ. Câu hỏi tiếp theo đó sẽ là “làm thế nào để khiến mình trở nên khác biệt trên thị trường, làm thế nào để giảm chi phí và tăng giá trị cho sản phẩm và dịch vụ mình cung cấp”.

Một chương trình thạc sĩ kinh doanh đúng nghĩa sẽ để lại những ảnh hưởng sâu sắc để tạo nền tảng cho hành trình phát triển sau này. Nếu bạn muốn tự mình thiết lập những chiến lược thúc đẩy thay đổi và tạo sự khác biệt, hãy cùng tìm hiểu các chương trình Thạc sĩ đang được giảng dạy tại RMIT.

Chia sẻ

Tin tức liên quan