Nhanh nhạy thích ứng - Chìa khóa mở ra nhiều cơ hội mới

Nhanh nhạy thích ứng - Chìa khóa mở ra nhiều cơ hội mới

Trải nghiệm giảng dạy tại Việt Nam với Giáo sư Cathryn Nolan đã mang đến một tầm nhìn rộng mở hơn, từ đó giúp cô đưa vào nhiều bài học thú vị cho giờ “Tư duy Thiết kế trong kinh doanh” của lớp học MBA.

Khi đến Việt Nam lần đầu tiên vào năm 2015, Giáo sư thỉnh giảng Cathryn Nolan đã vô cùng choáng ngợp với nhịp sống nhanh chóng tại đây. “Cần thêm một đôi mắt nữa để mà theo dõi hết tất cả mọi điều đang xảy ra”, cô nhận xét. Tuy nhiên, cũng nhờ trải nghiệm mới mẻ này, cô Nolan thấy mình có cơ hội trau dồi khả năng thích ứng nhanh và mang chính những bài học này vào lớp học MBA mà cô phụ trách tại RMIT. 

“Tại Úc, sinh viên thường trả lời nhanh chóng và có chiều sâu, nếu đó không phải là những câu hỏi mang tính cá nhân. Tuy nhiên, đối với sinh viên Việt Nam, tôi nhận thấy không nên hối thúc mà cần lắng nghe nhiều hơn. Tôi luôn tự nhắc nhở “mình có đang nói chuyện với các bạn theo cách các bạn dễ dàng tiếp nhận không? Và mình có đang lắng nghe đủ để các bạn tin tưởng và chia sẻ nhiều hơn? Bằng cách chậm lại, tôi có thể tạo ra những tiến bộ nhanh chóng hơn. Nhờ đó, cuối mỗi buổi học, tôi thấy sinh viên có những thay đổi rõ rệt trong tư duy.” 

Với cô Nolan, cơ hội được giảng dạy tại một quốc gia khác đã giúp cô thực hành giá trị “Nhanh nhạy thích ứng”, nằm trong bộ giá trị quan trọng mà RMIT theo đuổi. “Những thích ứng này không hề đơn giản, chúng tôi phải mang đến những nội dung giảng dạy tương thích với bối cảnh thực tế - một điều mà RMIT rất tự hào lấy làm thế mạnh. Bởi điều quan trọng hơn cả là học viên tiếp thu kiến thức được tới mức nào.” Cô Nolan cũng cho rằng việc mang tư duy quốc tế vào lớp học là vô cùng quan trọng, và cả học viên lẫn giảng viên đều phải nâng cao khả năng thích ứng và ứng dụng hiệu quả bài học vào cuộc sống mỗi ngày. 

Để áp dụng vào lớp học Tư duy Thiết kế, cô Nolan yêu cầu học viên tìm cách thấu hiểu bản chất của các vấn đề xoay quanh khách hàng trong bối cảnh thay đổi ngày một nhanh chóng, từ đó tập trung vào những vấn đề cấp thiết hơn. Bên cạnh đó, lớp học cũng tạo điều kiện để các bạn làm việc nhóm, khai thác ưu thế của sự đa dạng để kích thích sự đổi mới và kỹ năng giải quyết vấn đề. 

Alt Text is not present for this image, Taking dc:title 'news-2-rmit-vietnam-launches-new-bachelor-of-business' Các bạn sinh viên tham gia hoạt động trong lớp Tư duy thiết kế tại RMIT Việt Nam

Cô khuyến khích học viên nhìn nhận một vấn đề khó khăn với thiện cảm và lòng nhẫn nại. “Như lúc đang yêu vậy, hãy liên tưởng đến sự xao xuyến và tò mò... bạn cần những cảm xúc tương tự để đối diện với vấn đề khó khăn.”

Với cách nhìn nhận mới mẻ này, bạn có được thái độ cần thiết của một người lãnh đạo “bạn phải thật sự quan tâm đến vấn đề và chú tâm tìm kiếm giải pháp tốt nhất cho nó, chứ không phải chỉ chộp ngay lấy giải pháp đầu tiên. Ngày trước, chúng ta thường không thích nói về vấn đề, bởi ai cũng cho rằng “Đừng đề cập đến vấn đề, thay vào đó hãy đưa ra giải pháp!”. Thế nhưng, hãy trao cho những vấn đề sự chấp nhận cần thiết, thay vì chỉ chăm chăm đi tìm giải pháp. Bằng cách đó, bạn không vội vã chấp nhận ngay giải pháp đầu tiên mà sẽ kiên nhẫn cho đến khi tìm ra hướng đi tốt nhất.” 

Alt Text is not present for this image, Taking dc:title 'news-2-rmit-vietnam-launches-new-bachelor-of-business' Sinh viên lớp Tư duy thiết kế cùng Giáo sư Cathryn Nolan

Cô Nolan còn sử dụng nhiều hoạt động thú vị để đánh thức tinh thần sáng tạo trong lớp. Chẳng hạn, mỗi nhóm được phát 6 mảnh Lego đỏ và vàng với yêu cầu dùng chúng để tạo hình một chú vịt. Dù với cùng một loại vật liệu, cùng một yêu cầu, thường thì hầu như không có thành quả nào hoàn toàn giống nhau. Theo lý thuyết, có tất cả 9 triệu cách kết hợp khác nhau.  

“Học viên dễ dàng hình dung được mỗi người có tư duy khác biệt nhau như thế nào, và giá trị của sự đa dạng. Hoạt động này giúp kích hoạt sự tự tin trong sáng tạo, sử dụ trí nhớ, kỹ năng vận động tinh, trí tưởng tượng, và thậm chí là một chút cảm xúc, khi các bạn nhìn thấy tiến triển của các nhóm khác và phải điều chỉnh lại cách xử lý của mình.” 

Sau mỗi chuyến thăm Việt Nam, cô Nolan lại mang về Úc những trải nghiệm và kiến thức mới. “Tôi học được cách giảng dạy và truyền cảm hứng sáng tạo một cách bài bản hơn. Trong lớp có những nhà kinh doanh đầy sáng tạo, cũng có những nhà sáng tạo có đầu óc kinh doanh. Tôi học được từ cả hai nhóm. Trong mối quan hệ thầy trò thông thường tại Việt Nam, học viên có xu hướng tin tưởng hoàn toàn vào giảng viên ngay từ đầu. Và với cách dạy của mình, tôi biết đôi lúc các bạn sẽ cảm thấy không thoải mái nhưng điều đó sẽ hữu ích để các bạn học cách thích nghi với một thế giới phức tạp và ngày càng biến động hiện nay. Bởi, tôi thích thách thức những giới hạn thông thường, và việc dạy-học không chỉ là một tiến trình một chiều và tôi luôn học được rất nhiều từ các học viên Việt Nam.” 

Chia sẻ

Tin tức liên quan