Vì sự phát triển bền vững của du lịch Việt Nam

Vì sự phát triển bền vững của du lịch Việt Nam

Trong các buổi thảo luận chuyên đề gần đây, chuyên gia ngành du lịch và khách sạn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của yếu tố bền vững và giáo dục trong phát triển ngành du lịch Việt Nam về lâu dài.

Hai sự kiện, do Đại học RMIT Việt Nam và các đối tác trong ngành tổ chức ở Hà Nội vào ngày 7/6 và tại TP. Hồ Chí Minh vào ngày 25/5, với tiêu đề Tương lai tươi sáng của ngành du lịch Việt Nam: Cơ hội phát triển và Bài học từ đối thủ cạnh tranh tại khu vực sông Mekong. Các buổi thảo luận này đều hướng đến mục tiêu nâng cao tính cạnh tranh cho ngành du lịch Việt Nam so với các nước trong khu vực.

Theo ông Ole Dross, Giám đốc Marketing Asiatica Travel đặt tại Hà Nội, phát triển bền vững về lâu dài là thách thức lớn nhất mà ngành du lịch Việt Nam đang phải đối mặt.

Ông nói: “Hiện ngành du lịch phát triển theo nhu cầu của khách nội địa cũng như khách từ các quốc gia châu Á. Điều này hết sức nguy hiểm cho các điểm du lịch vì sản phẩm chạy theo nhu cầu hiện tại sẽ không bền vững về lâu dài. Việt Nam cần tìm cách để đáp ứng được cả nhu cầu của du khách hiện nay đồng thời vẫn bảo tồn được các điểm du lịch cho thế hệ tương lai”.

Yếu tố bền vững và phát triển kỹ năng là chủ đề chính trong chương trình thảo luận ở Hà Nội. Yếu tố bền vững và phát triển kỹ năng là chủ đề chính trong chương trình thảo luận ở Hà Nội.

Trong buổi thảo luận tại TP. Hồ Chí Minh, Giám đốc điều hành tour Công ty Trails of Indochina – ông Rob Rankin đưa ra bài học từ Phuket, Thái Lan: “Phuket là một trong những điểm du lịch biển đón lượng khách cực lớn đến từ các nước châu Á. Khi du lịch quanh đảo, tôi thực sự khá ấn tượng với cách tất cả các công trình xây dựng hòa mình cùng thiên nhiên. Bạn có thể nhìn dọc tất cả các bãi biển và chỉ thấy cây xanh, bạn không thể thấy các khu nghĩ dưỡng. Tôi không nghĩ ai đó có thể nói rằng những gì diễn ra ở Phuket là hoàn hảo, nhưng cách khai thác du lịch ở đây nhẹ nhàng hơn tại Việt Nam rất nhiều, dù họ đón nhiều khách hơn”.

Theo giảng viên ngành Quản trị Du lịch và Khách sạn cô Narumon Sriratanaviriyakul, giáo dục đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch bền vững.

Cô nói: “Giáo dục và đào tạo ngành du lịch và khách sạn sẽ không chỉ nâng cao tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ, mà còn hướng mọi người đưa ngành phát triển theo hướng bền vững. Theo kết quả nghiên cứu về đào tạo trong lĩnh vực du lịch mà trường đã thực hiện, chỉ 3,2 phần trăm nhân sự làm việc trong ngành du lịch Việt Nam có bằng cao đẳng, đại học. Điều này chỉ ra lỗ hổng lớn cũng như việc thiếu hụt nhân lực cho các vị trí giám sát, quản lý cấp trung và cao”.

Ông Nguyễn Hữu Nhân, Trưởng phòng Tổ chức hành chính Khoa Kinh doanh & Quản trị, Đại học RMIT Việt Nam, đặt câu hỏi trong chương trình thảo luận Tương lai tươi sáng cho ngành du lịch Việt Nam. Ông Nguyễn Hữu Nhân, Trưởng phòng Tổ chức hành chính Khoa Kinh doanh & Quản trị, Đại học RMIT Việt Nam, đặt câu hỏi trong chương trình thảo luận Tương lai tươi sáng cho ngành du lịch Việt Nam.

Các chuyên gia khác tham gia phần thảo luận ở TP. Hồ Chí Minh gồm bà Pascale Herry, Giám đốc điều hành TM Group; ông Mark Boyer, nhà sáng lập Rusty Compass; và ông Nguyễn Hữu Nhân, Trưởng phòng Tổ chức hành chính Khoa Kinh doanh & Quản trị tại RMIT Việt Nam, đồng thời là người dẫn dắt buổi thảo luận. Tại Hà Nội, buổi thảo luận có sự tham gia của ông Jimmy Pham, nhà sáng lập KOTO; ông Marc Emmanuel, Giám đốc điều hành Khách sạn Pan Pacific; Tiến sĩ Michael Palmer, Điều phối viên tại cơ sở Hà Nội của Khoa Kinh doanh & Quản trị, Đại học RMIT Việt Nam; và bà Tori Dixon-Whittle, Giám đốc Phòng thương mại Úc tại Việt Nam, đồng thời là Giám đốc điều hành TDWCo.

Cả hai sự kiện ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh được đồng tổ chức bởi Đại học RMIT Việt Nam, Travel Massive, Khách sạn Renaissance Riverside Sài Gòn và Khách sạn Pan Pacific Hà Nội.

Press Office

  • Quan hệ doanh nghiệp
  • Phát triển bền vững
  • Du lịch & Khách sạn

Tin tức liên quan