Tân tiến sĩ khám phá yếu tố con người trong an ninh mạng

Tân tiến sĩ khám phá yếu tố con người trong an ninh mạng

Tiến sĩ Đại học RMIT Phạm Công Hiệp được trao bằng tiến sĩ tại Việt Nam sau khi hoàn thành nghiên cứu tại Melbourne. Nghiên cứu trình bày chi tiết tác động của an ninh mạng lên người dùng công nghệ thông tin và chuyên gia an ninh mạng.

Là giảng viên Khoa Thương mại và Quản trị tại Đại học RMIT Việt Nam, quan tâm đến lĩnh vực an ninh mạng đã tạo cảm hứng cho ông làm luận văn tiến sĩ về ngành ngày càng quan trọng trên toàn cầu này.

Ông cho biết: “Tôi bị mê hoặc bởi an ninh mạng vì lĩnh vực này được đồn thổi một cách bí ẩn về tác động tiềm năng lên sự an toàn và việc bảo vệ nguồn thông tin của doanh nghiệp. Khi tìm hiểu sâu hơn về chủ đề này tôi biết rằng an ninh mạng vượt xa khỏi việc chỉ áp dụng các dự liệu kỹ thuật vào bảo vệ, mà chính yếu tố con người với cách hành xử của người dùng công nghệ thông tin ảnh hưởng lớn lên hiệu quả tổng thể của chương trình an ninh”.

 Tiến sĩ Đại học RMIT Phạm Công Hiệp được trao bằng tiến sĩ. Tiến sĩ Đại học RMIT Phạm Công Hiệp được trao bằng tiến sĩ.

Ông Hiệp đưa quan tâm của mình với an ninh mạng vào nghiên cứu xem người dùng công nghệ thông tin có dần bị căng thẳng do phải tuân thủ các yêu cầu bảo mật hay không và việc này ảnh hưởng đến hành vi bảo mật như thế nào”.

“Điều này đưa đến việc nhận diện nguồn tài nguyên của doanh nghiệp, tự tin vào năng lực bản thân của từng cá nhân cũng như trạng thái thích làm nhiệm vụ có thể tạo ra việc tuân thủ an ninh. Kết quả nghiên cứu có thể đề xuất những sáng kiến tuân thủ hiệu quả”, ông nói.

Nghiên cứu của ông Hiệp không chỉ có thể ứng dụng ở Việt Nam mà ông tin rằng chúng cũng có thể sử dụng trên thị trường quốc tế: “Nghiên cứu của tôi có thể áp dụng rộng rãi trong hầu hết các bối cảnh của doanh nghiệp vì các yếu tố quyết định của nghiên cứu được lấy từ các nghiên cứu ở nước ngoài và thử nghiệm với người dùng Việt Nam”.

Kinh nghiệm tại RMIT cũng như việc trường hỗ trợ xuyên suốt quá trình làm luận văn tiến sĩ của ông đã đóng góp lớn vào thành công của nghiên cứu.

Ông chia sẻ: “Đại học RMIT đã hỗ trợ nghiên cứu của tôi cả về tài chính và thời gian để tôi có thể hoàn thành bằng tiến sĩ trong thời gian nhanh hơn hẳn. Tôi có được những người hướng dẫn tuyệt vời đã dành thời gian cũng như chuyên môn của mình trên hành trình dai dẳng nhưng tràn ngập niềm vui cùng tôi. Việc tiến hành nghiên cứu tại Đại học RMIT diễn ra tự nhiên vì tôi đã làm việc với những người hướng dẫn làm luận văn với tư cách là đồng nghiệp trước khi họ trở thành người hướng dẫn của tôi”. 

Ông Hiệp dự định phát triển sự nghiệp qua việc làm người hướng dẫn luận văn tiến sĩ, xin tài trợ nghiên cứu và xuất bản trên các tạp chí học thuật chất lượng sau khi lấy bằng tiến sĩ.

“Tôi sẽ tham gia vào các nghiên cứu giáo dục dùng những nội dung giảng dạy mang tính quốc tế mà RMIT đang áp dụng nhiều hơn”, ông kết lời.

Daniel Eslick

  • Nghiên cứu
  • Tốt nghiệp
  • Sau Đại học
  • Thành tích

Tin tức liên quan