Blockchain sắp sửa đột phá các ngành nghề trọng yếu

Blockchain sắp sửa đột phá các ngành nghề trọng yếu

Trong bối cảnh Công nghiệp 4.0 hiện nay, blockchain (công nghệ đằng sau đồng tiền mã hóa bitcoin) là một trong những sáng kiến đột phá nhất với công nghệ tạo ảnh hưởng trong những năm gần đây.

Đây là chia sẻ của nghiên cứu viên cấp cao của Trung tâm Đổi mới sáng tạo Blockchain thuộc Đại học RMIT (Melbourne) Tiến sĩ Chris Berg tại hội thảo ở Hà Nội với chủ đề Blockchain: Tương lai khả thi cho quản lý tài chính.

Nhờ thuật toán phức tạp, an ninh chặt chẽ, khả năng vô hiệu hóa sự can thiệp chỉnh sửa dữ liệu và giảm thiểu khả năng lỗi lớn từ thu thập dữ liệu phức tạp, blockchain dự đoán sẽ tạo tác động mạnh mẽ lên hàng loạt ngành nghề khác nhau như tài chính, ngân hàng, gia công, chuỗi cung ứng và giáo dục. Công nghệ này còn dần tiến vào các cơ quan ban ngành thuộc chính phủ để quản lý dữ liệu về dân số và phương tiện giao thông.

Trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng, blockchain sẽ có thể quản lý dữ liệu, tài sản và đảm bảo giao dịch an toàn. Công nghệ này còn có thể loại trừ vai trò của khâu trung gian (bên thứ ba), giảm chi phí và đẩy nhanh giao dịch.

Tiến sĩ Chris Berg trình bày về công nghệ blockchain tại hội thảo. Tiến sĩ Chris Berg trình bày về công nghệ blockchain tại hội thảo.

Tiến sĩ Berg mô tả blockchain như một trong những động lực của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

“Blockchain còn là nền tảng ứng dụng trí tuệ nhân tạo, tự động hóa và các công nghệ dữ liệu lớn”, Tiến sĩ Berg cho biết.

Công nghệ blockchain đã tồn tại khoảng mười năm và dù có nhiều ứng dụng hiệu quả, công nghệ này vẫn còn ở giai đoạn sơ khởi.

Theo Tiến sĩ Berg, sự phát triển của blockchain ở Việt Nam sẽ tạo cơ hội để đất nước tạo đột phá mạnh mẽ trong công nghệ qua nghiên cứu và ứng dụng trong nhiều ngành khác nhau, đặc biệt là ngành gia công và tài chính.

Từ hội thảo, người tham dự có được hiểu biết sâu về công nghệ blockchain. Từ hội thảo, người tham dự có được hiểu biết sâu về công nghệ blockchain.

Doanh nghiệp ở Việt Nam cũng quan tâm đến công nghệ blockchain ở cấp độ tối ưu hóa chuỗi cung ứng nhằm kiểm soát lưu thông hàng hóa xuất nhập khẩu và các giao dịch thương mại quốc tế.

Nhằm đáp ứng nhu cầu và đi đầu trong giai đoạn đột phá này, Đại học RMIT đã ra mắt môn học ngắn hạn đầu tiên về blockchain tại cơ sở ở Melbourne vào năm ngoái.

“Trường dự kiến sẽ nhân rộng các môn về blockchain cho sinh viên đại học và cao học, và hy vọng sẽ triển khai các môn này ở Việt Nam ngay đầu năm 2020”, Tiến sĩ Berg cho biết.

  • Quan hệ doanh nghiệp
  • Blockchain

Tin tức liên quan