In 3D có thể thay đổi ngành vận tải

In 3D có thể thay đổi ngành vận tải

Theo những nhà nghiên cứu từ Đại học RMIT Việt Nam, các cơ quan trực thuộc chính phủ và doanh nghiệp cần nghiêm túc cân nhắc đưa kỹ thuật in 3D và làm việc lưu động vào cuộc chiến chống kẹt xe và ô nhiễm.

Tiến sĩ Reza Akbari, giảng viên cấp cao Đại học RMIT Việt Nam, cho biết kỹ thuật chế tác tiên tiến như in 3D sẽ tạo ra cơ hội mới cho ngành vận tải, một phần của chuỗi cung ứng.  Tiến sĩ Reza Akbari, giảng viên cấp cao Đại học RMIT Việt Nam, cho biết kỹ thuật chế tác tiên tiến như in 3D sẽ tạo ra cơ hội mới cho ngành vận tải, một phần của chuỗi cung ứng.

Tiến sĩ Reza Akbari, giảng viên cấp cao thuộc Khoa Kinh doanh và Quản trị RMIT đồng thời là tác giả chính của nghiên cứu, cho biết công nghệ chế tác mới như in 3D (còn được biết đến với tên gọi Sản xuất bồi đắp AM) sẽ tạo ra cơ hội mới cho ngành vận tải, một phần của chuỗi cung ứng.

“In 3D được các nhà nghiên cứu xem là công nghệ sản xuất đột phá hỗ trợ đổi mới sáng tạo và gia công linh hoạt, tái cấu trúc kế hoạch cung ứng, giảm thiểu chi phí và thời gian di chuyển trong vận tải, đồng thời giảm bớt nhu cầu về nhà xưởng”, Tiến sĩ Akbari chia sẻ.

Ông còn nhấn mạnh rằng “cơ hội in những bộ phận rời cho xe tải, tàu lửa, máy bay và tàu thuyền trên đường vận chuyển ngay lập tức” là một trong những đặc tính quan trọng nhất của in 3D có thể giúp “cải thiện đáng kể tính linh hoạt, tốc độ và chi phí cho logistics cũng như vận chuyển”.

“Việt Nam trở thành một trong những thị trường mới nổi hấp dẫn nhất nhờ nới lỏng chính sách đầu tư và cho phép các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được đầu tư vào đây”, Tiến sĩ Akbari nói. “Đây là nước sản xuất cà phê lớn thứ hai trên thế giới, một trong mười nước xuất khẩu dệt may lớn nhất và là nước xuất khẩu đồ nội thất hàng đầu. Các sản phẩm công nghệ cao hiện được chế tác và phát triển trong nước bởi các tập đoàn đa quốc gia như Samsung, Intel, IBM, Fujitsu, Nokia và Canon. Lĩnh vực phát triển logistics và đầu tư cũng thu hút các công ty cung cấp dịch vụ logistics đa quốc gia như DHL, Schenker, Kuehne + Nagel, và Gemadept”.

Tiến sĩ Akbari cho biết tốc độ tăng trưởng dự đoán của những thành phố đang phát triển phi mã như TP. Hồ Chí Minh dần dà sẽ khiến tắc nghẽn giao thông trở nên nghiêm trọng hơn và đe dọa chất lượng sống tương lai.

“Cần tìm hiểu về những thay đổi lớn có tính chuyển đổi để đảm bảo rằng TP. Hồ Chí Minh, được dự báo sẽ là nền kinh tế tăng trưởng nhanh thứ hai ở châu Á vào năm 2021, có thể chuyển mình thành thành phố thông minh và đáng sống”, ông chia sẻ. “Di chuyển thông minh là một trong sáu thành tố của thành phố thông minh. Thành tố này chú trọng vào lựa chọn phương tiện vận chuyển sạch và không động cơ, cũng như việc tích hợp công nghệ thông tin và truyền thông”.

Tiến sĩ Reza Akbari (phải) và đồng tác giả nghiên cứu bạn Hà Tuấn Nghiệp (trái), sinh viên ngành Kinh doanh (Quản lý chuỗi cung ứng và logistics). Tiến sĩ Reza Akbari (phải) và đồng tác giả nghiên cứu bạn Hà Tuấn Nghiệp (trái), sinh viên ngành Kinh doanh (Quản lý chuỗi cung ứng và logistics).

Tiến sĩ Akbari khích lệ công chúng và các cơ quan trực thuộc chính phủ hãy nghiêm túc cân nhắc đến công nghệ đột phá mới như in 3D và làm việc lưu động (nghiên cứu trước đây của ông), đồng thời xem xét các lĩnh vực quan trọng cần đổi mới sáng tạo công nghệ nhất.

“Tuy doanh nghiệp vận tải Việt có thái độ tích cực với tác động của in 3D, công nghệ này vẫn chưa được trông đợi lắm dù in 3D cho thấy có thể tùy biến tốt theo yêu cầu khách hàng, lợi thế cạnh tranh cao và giảm chi phí”, Tiến sĩ Akbari chia sẻ thêm.

Nghiên cứu Tác động của sản xuất bồi đắp lên ngành vận tải Việt Nam: Nghiên cứu sơ bộ do Tiến sĩ Reza Akbari và Hà Tuấn Nghiệp, sinh viên ngành Kinh doanh (Quản lý chuỗi cung ứng và logistics), cùng thực hiện, đã được công bố trên tạp chí về tàu biển và logistics châu Á Asian Journal of Shipping and Logistics (Elsevier Q2 Rank).

Bài: Hoàng Hà

  • Nghiên cứu
  • Phát triển bền vững
  • Logistics

Tin tức liên quan