Chuẩn bị cho thế hệ Z sẵn sàng với thế giới việc làm mới

Chuẩn bị cho thế hệ Z sẵn sàng với thế giới việc làm mới

Cùng với sự tăng tốc của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, nhân loại đang chứng kiến những đổi thay dữ dội tận gốc rễ trong cách chúng ta sống, giao tiếp xã hội và làm việc.

Còn được biết đến với tên gọi Công nghiệp 4.0, cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, đem đến những tiến bộ vượt bậc trong công nghệ với tốc độ chóng mặt và dấu ấn vô cùng sâu đậm khiến các công ty phải suy tính lại cấu trúc cũng như việc phát triển đội ngũ lao động của mình.

Giáo sư Gael McDonald, Hiệu trưởng Đại học RMIT Việt Nam, cho biết việc thay đổi bản chất của tuyển dụng tác động mạnh mẽ lên cách giảng dạy của trường nhằm đảm bảo trang bị đầy đủ cho sinh viên để các bạn có thể gia nhập thị trường lao động tự tin và thạo việc.

“Trước đây, tất cả mọi người sẽ đến cùng một nơi – một toà nhà hay nơi chốn giống đồng nghiệp của mình – để làm việc. Điều đó giờ đây đang thay đổi. Lực lượng lao động hiện rải khắp toàn cầu, mọi người đến từ khắp nơi trên thế giới làm việc theo thời gian biểu khác nhau ở những múi giờ và địa điểm khác nhau. Điều này đòi hỏi cách giám sát, giao tiếp, phát triển chiến lược, xây dựng đội nhóm và phát triển chuyên môn phải khác trước đây”, Giáo sư McDonald chia sẻ. “Bản chất công việc và người làm việc theo sau đó sẽ tác động lên sự lãnh đạo của tổ chức. Vì vậy, chúng tôi rèn giũa để sinh viên linh hoạt về mặt trí tuệ và biết cách ứng phó với thay đổi”.

Với tốc độ thay đổi cả về nơi làm việc và kiến thức như vậy, RMIT Việt Nam đã có những thay đổi can đảm trong kết cấu môn học, tăng cơ hội cho sinh viên tương tác và tích lũy kinh nghiệm thực tế với doanh nghiệp, loại bỏ sách giáo khoa giấy nhằm đảm bảo rằng thông tin truyền tải trên lớp không phải là những thông tin chưa được cập nhật, thay thế các kỳ thi bằng phương pháp đánh giá việc học qua thực tiễn làm việc, đồng thời mời lãnh đạo doanh nghiệp đến chia sẻ với sinh viên để các em có được thông tin thực tế sơ bộ về ngành nghề.

Trong thời gian tại RMIT Việt Nam, sinh viên nắm bắt những cơ hội học từ thực tế, và bên cạnh bằng cấp chính, các bạn còn được tiếp cận với những môn học ngắn hạn. Trong thời gian tại RMIT Việt Nam, sinh viên nắm bắt những cơ hội học từ thực tế, và bên cạnh bằng cấp chính, các bạn còn được tiếp cận với những môn học ngắn hạn.

“Những ngôi trường khôn khéo sẽ cũng lắng nghe sinh viên của mình và xem xem các em đang nghĩ gì. Chính từ lý do này, chúng tôi còn tạo ra môn học ngắn hạn, tài liệu học truyền tải qua nhiều kênh khác nhau, và nhiều trải nghiệm thực tiễn hơn, đồng thời kết nối với cựu sinh viên – những bạn đã có kinh nghiệm làm việc”, bà nói thêm.

Theo kết quả nghiên cứu từ ManpowerGroup (Những kỹ năng của Cách mạng 4.0: Cần tìm người, Robot cần bạn), 87 phần trăm trong tổng số 19 ngàn nhà tuyển dụng từ 44 quốc gia lên kế hoạch tăng hoặc duy trì số lượng nhân viên vì việc tự động hóa đã diễn ra trong ba năm liên tiếp. Điều này cho thấy, thay vì cắt giảm cơ hội tuyển dụng vì sự “bành trướng” của công nghệ như tiên đoán trước đây, các tổ chức đang đầu tư vào số hóa đồng thời cũng đẩy mạnh nâng cao kỹ năng cho nhân viên của mình để họ có thể đảm đương những vị trí mới và bổ sung khi làm việc với máy móc.

Giáo sư McDonald cho biết: “Nghiên cứu xác nhận những điều chúng ta đã biết, rằng công nghệ tạo ra công nghệ và từ đó sẽ tạo ra việc làm. Sự thật chắc chắn là vài công việc sẽ biến mất hoàn toàn. Nhưng bất cứ nơi nào có dấu ấn của công nghệ, nơi ấy sẽ luôn có cơ hội mới – cơ hội nâng cao kỹ năng, tích hợp một phần với công nghệ, và còn tạo ra những vai trò hoàn toàn mới. Ba mươi năm trước ai biết được rằng vlogging (nhật ký bằng video) và influencer (người ảnh hưởng) lại trở thành một nghề?”.

Những nhân tố phá vỡ “khủng khiếp” nhất đến thời điểm này là Internet vạn vật (IoT), thu thập và phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo và in 3D.

“Vai trò của một trường đại học trong suốt cuộc cách mạng công nghiệp là bắt lấy những tư tưởng cấp tiến nhất và truyền đạt chúng theo cách dễ tiếp thu, nhằm hỗ trợ việc tích lũy kỹ năng quanh những công nghệ này, sau đó thực sự đẩy những công nghệ này tiến xa hơn bằng việc nghiên cứu. Việc nghiên cứu, giảng dạy và kết nối với các ngành nghề đều nhằm đảm bảo rằng bằng cấp của RMIT luôn mang hơi thở thực tế”, Giáo sư chia sẻ. “Tất nhiên, công nghệ cũng đi kèm với những mối nguy. Chính vì vậy, nhà trường cần ở vị trí tiền tuyến trong những khám phá mới – những điều đóng vai trò như lương tâm trọng yếu của xã hội”.

Giáo sư Gael McDonald, Hiệu trưởng RMIT Việt Nam, đã chia sẻ tại sự kiện Tầm nhìn về Thế giới việc làm đến năm 2020 của Phòng Thương mại châu Âu (Eurocham) về việc đào tạo lực lượng lao động tương lai nhằm đáp ứng yêu cầu của thế kỷ 21.

Giáo sư Gael McDonald (Hiệu trưởng RMIT Việt Nam) cùng ông Simon Matthews (Giám đốc vùng của ManpowerGroup Việt Nam, Thái Lan và Trung Đông) và bà Trương Bích Đào (Giám đốc Nhân sự Nestle Việt Nam) phát biểu tại Tầm nhìn về Thế giới việc làm đến năm 2020 của Phòng Thương mại châu  Âu (Eurocham). Giáo sư Gael McDonald (Hiệu trưởng RMIT Việt Nam) cùng ông Simon Matthews (Giám đốc vùng của ManpowerGroup Việt Nam, Thái Lan và Trung Đông) và bà Trương Bích Đào (Giám đốc Nhân sự Nestle Việt Nam) phát biểu tại Tầm nhìn về Thế giới việc làm đến năm 2020 của Phòng Thương mại châu Âu (Eurocham).

Bài: Lisa Humphries

  • Cộng đồng
  • Phát triển bền vững
14/05/2019

Chia sẻ

Tin tức liên quan