Bùng nổ du lịch cần nguồn nhân lực chất lượng

Bùng nổ du lịch cần nguồn nhân lực chất lượng

Các đơn vị lưu trú và du lịch Việt Nam vẫn đang “bở hơi tai” chạy theo sự bùng nổ không ngừng của thị trường du lịch trong nước và quốc tế.

Phát biểu tại hội thảo về phát triển du lịch ở cơ sở Nam Sài Gòn RMIT Việt Nam, ông Trần Phú Cường (Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế thuộc Tổng cục Du lịch) dự báo, trong năm 2025, lượng khách quốc tế sẽ tăng lên 32 triệu, còn khách nội địa sẽ tăng lên 110 triệu, nâng doanh thu từ du lịch lên 64 tỉ đô la Mỹ.

Lượng khách du lịch trong nước và quốc tế tại Việt Nam đến năm 2025 dự đoán sẽ gia tăng. Lượng khách du lịch trong nước và quốc tế tại Việt Nam đến năm 2025 dự đoán sẽ gia tăng.

Tuy nhiên, dù dự báo tăng trưởng mạnh mẽ - và nếu đạt được sẽ thúc đẩy kinh tế, tăng số lượng việc làm và nâng cao danh tiếng Việt Nam trên trường quốc tế - nhiều chuyên gia trong ngành lo ngại rằng ngành dịch vụ này sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu cực lớn.

Theo ông Cường, lượng khách du lịch tăng vọt như vậy sẽ khiến việc đáp ứng nhu cầu trở nên khó khăn, tạo ra thách thức lớn cho trang thiết bị, dịch vụ, chất lượng sản phẩm và nguồn nhân lực nhằm đảm bảo rằng ngành có thể phát triển bền vững.

Ông Cường cho biết: “Lượng khách tăng cao sẽ dẫn đến việc gia tăng số lượng việc làm trực tiếp lên 4,6 triệu vào năm 2025 và 7,2 triệu vào năm 2030. Tôi cho rằng, phát triển nguồn nhân lực cần được ưu tiên hàng đầu vì chất lượng sản phẩm và dịch vụ phải dựa trên chất lượng nguồn nhân lực”.

Ông Trần Phú Cường (Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, thuộc Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) trình bày tham luận chính về các chính sách phát triển cũng như nhu cầu trong tương lai với ngành du lịch Việt Nam. Ông Trần Phú Cường (Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, thuộc Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) trình bày tham luận chính về các chính sách phát triển cũng như nhu cầu trong tương lai với ngành du lịch Việt Nam.

Theo báo cáo gần đây của Tổng cục Du lịch, trong số 1,3 triệu lao động trong ngành du lịch chỉ có 43% có chuyên môn và nghiệp vụ du lịch, và hơn một nửa không biết ngoại ngữ.

Tuy nhiên, một số chuyên gia tại hội thảo nhận định rằng đây là vấn đề khó giải quyết nhanh chóng vì rất ít ngôi trường tại Việt Nam cung cấp các khóa đào tạo bao hàm kiến thức tổng quát, dạy ngoại ngữ, kỹ năng mềm, tính chuyên nghiệp và khả năng quản lý, cũng như liên hệ với kinh nghiệm thực tế và các Tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam VTOS.

“Chính phủ cũng khẳng định đào tạo nguồn nhân lực là vấn đế cốt lõi. Do đó, Luật Du lịch năm 2017 xác định rằng Chính phủ sẽ có chính sách hỗ trợ đào tạo du lịch”, ông Cường cho biết.

Phó giáo sư Mathews Nhkoma, Trưởng khoa Kinh doanh và Quản trị RMIT Việt Nam, cho biết trường đã đón đầu xu hướng phát triển du lịch của đất nước cũng như việc Việt Nam dần trở thành điểm đến ngày càng phổ biến. Ngành Cử nhân Du lịch và Khách sạn hiện có tại trường được đào tạo theo chuẩn quốc tế, với chương trình học hướng đến phát triển kỹ năng thực tế, cung cấp kiến thức mới nhất trong lĩnh vực dịch vụ du lịch và khách sạn, đồng thời xây dựng khả năng quản lý.

Sinh viên ngành Du lịch và Quản lý Khách sạn RMIT Việt Nam tích lũy kinh nghiệm thực tế tại Q Industries, một trong những đối tác doanh nghiệp của trường. Q Industries được thiết kế như một khách sạn, kết hợp với nhà hàng và siêu thị, nơi sinh viên có thể áp dụng lý thuyết đã học được trong lớp học. Sinh viên ngành Du lịch và Quản lý Khách sạn RMIT Việt Nam tích lũy kinh nghiệm thực tế tại Q Industries, một trong những đối tác doanh nghiệp của trường. Q Industries được thiết kế như một khách sạn, kết hợp với nhà hàng và siêu thị, nơi sinh viên có thể áp dụng lý thuyết đã học được trong lớp học.

Phó giáo sư chia sẻ: “Chúng tôi hiểu tầm quan trọng của du lịch đối với Việt Nam và khu vực châu Á Thái Bình Dương. Ngành này trực tiếp đem lại 2,4 triệu việc làm và dự kiến đến năm 2028 sẽ tăng lên gần ba triệu - chiếm 5% tổng số việc làm trên cả nước”.

Ông Cường và Phó giáo sư Nkhoma đã phát biểu tại hội thảo kéo dài ba ngày có tên gọi Nghiên cứu Du lịch và Lữ hành ở Nam bán cầu: Thúc đẩy phát triển qua hợp tác và cộng tác, do Khoa Kinh doanh và Quản trị RMIT Việt Nam phối hợp với Hiệp hội nghiên cứu về Lữ hành và Du lịch – chi hội châu Á Thái Bình Dương (TTRA APAC) tổ chức. Sự kiện đã thu hút được khách tham dự đến từ các trường đại học và tổ chức trên khắp thế giới trong đó có Úc, Anh, Trung Quốc, Fiji, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand, Scotland, Đài Loan, Thái Lan, Thổ Nhỉ Kỳ, Mỹ và Việt Nam.

Bài: Lê Mộng Thúy

  • Quản trị Nguồn Nhân lực
  • Du lịch & Khách sạn

Tin tức liên quan