Khám phá những con hẻm ở Quận 4, TP. Hồ Chí Minh

Khám phá những con hẻm ở Quận 4, TP. Hồ Chí Minh

Thầy Andrew Stiff, giảng viên RMIT Việt Nam, tìm hiểu về những con hẻm đông đúc, sống động ở Quận 4, TP. Hồ Chí Minh, khu vực thường tách biệt mà nhiều người dân địa phương còn không biết nhiều về chúng.

Nghiên cứu của thầy Andrew Stiff đang được trưng bày tại Triển lãm Dấu ấn thời gian ở cơ sở Nam Sài Gòn RMIT Việt Nam. Nghiên cứu của thầy Andrew Stiff đang được trưng bày tại Triển lãm Dấu ấn thời gian ở cơ sở Nam Sài Gòn RMIT Việt Nam.

“Tôi xuất thân từ một gia đình kiến trúc sư và lấy một kiến trúc sư, nên tôi luôn bị mê hoặc bởi những thành phố, cấu trúc, môi trường và môi trường không gian”, thầy Stiff giải thích.

Sau khi tìm hiểu những khu vực khác nhau ở TP. Hồ Chí Minh, thầy Stiff quyết định tập trung nghiên cứu Quận 4 – khu vực nằm cạnh trung tâm thị tứ của thành phố và còn là khu giang hồ khét tiếng một thời. Ngày nay, các băng đảng không còn, Quận 4 là điểm đến hấp dẫn cho những tín đồ của món ăn đường phố, và là nhà của những khu căn hộ sang trọng chọc trời mọc lên không ngừng. Tuy nhiên, chính những năm tháng cô lập đã giúp nơi đây lưu giữ được những căn nhà cổ và những con hẻm chật hẹp.

Thầy Stiff chia sẻ rằng, “tôi chọn Quận 4 vì địa thế khá đặc biệt. Nơi đây gần như là một hòn đảo và khi dạo quanh nơi này tôi nhận thấy người dân sống nơi đây thường làm việc ở đây, mọi thứ vận hành trong nội khu”.

Điều này đối lập với những quận khác nơi hầu hết người dân dịch chuyển từ những con hẻm nơi họ đang sinh sống đến các quận trung tâm như quận 1 để làm việc. “Có vẻ như phần lớn dân quận 4 làm việc và sống luôn ở đây”, thầy Stiff bổ sung thêm.

Một bức ảnh ghép cho thấy trải nghiệm mãnh liệt và sôi nổi trong những con hẻm từ chuyển động của người qua lại và xe cộ. Bức ảnh gồm ba lớp phim chồng lên nhau và thể hiện chuỗi tiếp nối của ba lớp phim này. Một bức ảnh ghép cho thấy trải nghiệm mãnh liệt và sôi nổi trong những con hẻm từ chuyển động của người qua lại và xe cộ. Bức ảnh gồm ba lớp phim chồng lên nhau và thể hiện chuỗi tiếp nối của ba lớp phim này.

Thầy Stiff cho biết nghiên cứu của ông chịu ảnh hưởng của Bernard Tschumi, kiến trúc sư người Pháp-Thụy Sĩ. Kiến trúc sư Tschumi tranh luận rằng không gian kiến trúc được xác định bởi sự kiện, chuyển động và không gian, và bộ ba này đã tạo nền tảng giúp thầy Stiff hiểu về bối cảnh nghiên cứu của mình.

Chính vì vậy, nghiên cứu của thầy Stiff không dừng lại ở việc đơn thuần dạo quanh khu vực Quận 4 và góp nhặt cuộc sống bận rộn đời thường ở những con hẻm đông đúc này.

Thầy chia sẻ: “Cách thức của tôi là ghi nhận lại. Tôi xem chúng là cách lưu tư liệu về không gian. Tôi tạo ra hàng loạt ống kính trực quan để từ đó có thể khám phá những không gian này, chẳng hạn như chiết xuất màu sắc, xem xét những thứ cực kỳ chi tiết, phóng to vài thứ hoặc tái thiết thời gian như một vật thể ba chiều để có thể tìm hiểu xem những thứ này đến từ đâu”.

Những ống kính trực quan này còn bao hàm công nghệ thực tế ảo cho phép người tham quan triển lãm thấy được khung cảnh đường phố ở Quận 4 trong không gian triển lãm tại RMIT.

“Điều này hơn hẳn một phóng sự trực quan vì bạn có thể thấy hình ảnh hoặc video của Quận 4 trên YouTube hoặc Flickr”, thầy chia sẻ. “Ý tưởng của nghiên cứu là thử và tạo ra thứ sẽ khám phá về sự kiện, không gian và chuyển động như một bộ dẫn không gian”.

Hình ảnh thể hiện một khu chợ đường phố ở Quận 4. Khung ảnh được lấy từ hình ảnh chuyển động lần lượt, hình này tiếp nối hình khác, tạo ra một thước phim. Kỹ thuật này cho phép xem các cảnh trong một bức ảnh và thể hiện yếu tố không gian nào đứng yên và yếu tố nào đang chuyển động. Hình ảnh thể hiện một khu chợ đường phố ở Quận 4. Khung ảnh được lấy từ hình ảnh chuyển động lần lượt, hình này tiếp nối hình khác, tạo ra một thước phim. Kỹ thuật này cho phép xem các cảnh trong một bức ảnh và thể hiện yếu tố không gian nào đứng yên và yếu tố nào đang chuyển động.

Trong khuôn khổ nghiên cứu, thầy Stiff còn phát hiện ra rằng nhiều người dân gốc TP. Hồ Chí Minh biết rất ít về những ngõ ngách này của thành phố.

Thầy giải thích: “Tôi đưa sinh viên đến Quận 4 và thật thú vị khi quan sát phản ứng của các em. Một vài em sống ngay cạnh khu vực này và chưa bao giờ đến đây, các em chỉ băng qua để đến khu thị tứ ở Quận 1”.

“Điều này có thể dễ dàng nhận thấy hơn qua con mắt của người nước ngoài vì mọi thứ nhìn khác biệt. Tôi nghĩ, thực tế người nước ngoài lại thấy điều này bồi đắp sự tự tin cho người dân nơi đây rằng thế giới quanh họ không bị lãng quên và lỗi thời.

Mà thực ra, nơi này vẫn còn hết sức gần gũi và rất quan trọng với tư cách một không gian văn hóa”.

Nghiên cứu của thầy Stiff là một phần trong triễn lãm đang trưng bày tại RMIT có tên gọi 'Dấu ấn thời gian'. Đây là nghiên cứu tạo nền tảng cho luận án tiến sĩ của thầy Stiff.

Bài: Michael Tatarski

  • Nghệ thuật
  • Triển lãm
  • Kỹ thuật số

Tin tức liên quan