Dự án tái chế gieo tư duy bền vững

Dự án tái chế gieo tư duy bền vững

Sinh viên ngành quản lý và kinh doanh thời trang RMIT tích lũy hiểu biết sâu sắc về thời trang bền vững từ kinh nghiệm thực tế trong những ngày làm dự án tái chế cho thương hiệu H&M.

Sinh viên môn Nguyên phụ liệu thời trang tại RMIT Việt Nam học về thời trang bền vững bằng cách tái chế quần áo bỏ đi thu gom từ khách hàng. Sinh viên môn Nguyên phụ liệu thời trang tại RMIT Việt Nam học về thời trang bền vững bằng cách tái chế quần áo bỏ đi thu gom từ khách hàng.

Nối tiếp sự kiện Đối thoại Thời trang đầu tiên năm 2018 tập trung vào thời trang bền vững do RMIT Việt Nam, H&M và ELLE Việt Nam phối hợp tổ chức, H&M đã đưa ra thử thách tái chế vải từ sáng kiến Thu gom quần áo cũ của H&M cho sinh viên ngành Quản lý và Kinh doanh thời trang RMIT Việt Nam

Bảy nhóm sinh viên đã nghiên cứu quần áo cũ mà H&M thu gom từ khách hàng và dùng những chất liệu này để tạo ra những bộ quần áo cần thiết gồm áo, quần, phụ kiện và túi.

“Ngành thời trang đang thay đổi, và chính phủ cũng như các thương hiệu thời trang đang chung tay hành động để thời trang bền vững hơn”, Giáo sư Julia Gaimster, Trưởng nhóm bộ môn Thiết kế tại Khoa Truyền thông và Thiết kế RMIT Việt Nam, cho biết.

“Dự án này là một ví dụ thể hiện trọng tâm của trường trong tập trung vào đánh giá dựa trên dự án thực tế, cũng như trang bị cho sinh viên công cụ giải quyết các vấn đề toàn cầu. Theo đó, sinh viên theo học môn Nguyên vật liệu thời trang có cơ hội bắt tay vào làm việc với thời trang bền vững từ góc nhìn của doanh nghiệp trong ngành.

Sinh viên trình bày sản phẩm của mình với đại diện H&M, Trưởng nhóm bộ môn Thiết kế tại RMIT Việt Nam Giáo sư Julia Gaimster, Chủ nhiệm bộ môn Thời trang Nina Yiu giảng viên ngành thời trang Tiến sĩ Rajkishore Nayak. Sinh viên trình bày sản phẩm của mình với đại diện H&M, Trưởng nhóm bộ môn Thiết kế tại RMIT Việt Nam Giáo sư Julia Gaimster, Chủ nhiệm bộ môn Thời trang Nina Yiu giảng viên ngành thời trang Tiến sĩ Rajkishore Nayak.
Sinh viên trình bày sản phẩm của mình với đại diện H&M, Trưởng nhóm bộ môn Thiết kế tại RMIT Việt Nam Giáo sư Julia Gaimster, Chủ nhiệm bộ môn Thời trang Nina Yiu giảng viên ngành thời trang Tiến sĩ Rajkishore Nayak. Sinh viên trình bày sản phẩm của mình với đại diện H&M, Trưởng nhóm bộ môn Thiết kế tại RMIT Việt Nam Giáo sư Julia Gaimster, Chủ nhiệm bộ môn Thời trang Nina Yiu giảng viên ngành thời trang Tiến sĩ Rajkishore Nayak.

Tại buổi đề xuất ý tưởng, ba nhóm được chọn đã trình bày nghiên cứu thị trường thứ cấp của mình về thời trang bền vững và cách các bạn tạo ra sản phẩm từ giai đoạn ý tưởng đến thực hiện.

Cô Xin-Yi Wong, Giám đốc Bền vững của H&M Đông Nam Á, đánh giá cao sản phẩm của các bạn.

“Bạn có thể thấy các bạn sinh viên đã bỏ ra nhiều công sức vào dự án này. Các bạn thật sự nghĩ thông, đồng thời đưa những kỹ thuật và kỹ năng học được vào dự án”, cô nói.

Cô Wong còn nhấn mạnh vào tầm quan trọng của dự án này trong trang bị cho sinh viên ngành thời trang tư duy thích hợp cho tương lai.

“Dự án cho phép các bạn bắt đầu tư duy về thời trang bền vững từ góc độ thực tế. Các bạn sẽ học được rằng tái chế quần áo cũ để tạo ra được những bộ quần áo thời trang là điều không dễ dàng. Đồng thời, các bạn cũng sẽ học được một điều rằng những món đồ bỏ đi cũng là một nguồn tài nguyên. Quan trọng là thế hệ trẻ hơn bắt đầu tư duy vượt giới hạn để đưa ra những ý tưởng đổi mới sáng tạo có thể tạo ra giá trị cho những món đồ bỏ đi”, cô giải thích.

Cô Wong đặc biệt ấn tượng với bộ sưu tập Classic Old West nhờ sự liên kết mà nhóm đã thể hiện qua các bộ quần áo. Cô Wong đặc biệt ấn tượng với bộ sưu tập Classic Old West nhờ sự liên kết mà nhóm đã thể hiện qua các bộ quần áo.

Bên cạnh việc ứng dụng lý thuyết và nội dung thời trang vào dự án, sinh viên còn hiểu được bức tranh toàn cảnh về thời trang bền vững, cũng như kinh nghiệm thực tế về tái chế.

Bạn Nguyễn Ngọc Phương Duyên, sinh viên ngành Quản lý và Kinh doanh thời trang, chia sẻ rằng bạn học hỏi được nhiều điều từ dự án học từ kinh nghiệm thực tiễn này.

“Chúng tôi được áp dụng những kỹ thuật và quy trình được học trong lớp vào dự án, cũng như thực hành các kỹ năng mới như in ấn, thêu thùa, chọc bông và đan móc”, Duyên chia sẻ.

Trần Thị Phương Thảo, bạn cùng khóa với Duyên, bổ sung thêm rằng bài tập đã kích thích sự sáng tạo và quyết tâm học hỏi trong em.

“Là một người yêu thời trang, tôi có ý thức hơn khi mua sắm. Tôi cũng bắt đầu quan tâm và quyết tâm học cách sáng tạo qua việc tái chế”, Thảo nói.

 

Dự án cho sinh viên cái nhìn mới, đồng thời thúc đẩy tính sáng tạo trong các bạn. Dự án cho sinh viên cái nhìn mới, đồng thời thúc đẩy tính sáng tạo trong các bạn.

Bài: Thanh Phuong

  • Thời trang
  • Phát triển bền vững

Tin tức liên quan