Kiến tạo một cộng đồng an toàn hơn

Kiến tạo một cộng đồng an toàn hơn

Đại học RMIT Việt Nam cam kết đem đến cho cán bộ giảng viên cũng như sinh viên một môi trường học tập và làm việc đầy tôn trọng và an toàn, và điều này được củng cố thêm nhờ chiến dịch do bộ phận Safer Community vừa thực hiện.

Hợp tác cùng một nhóm sinh viên ngành Truyền thông chuyên nghiệp tại cơ sở Nam Sài Gòn và CLB sinh viên SIFE tại cơ sở Hà Nội, Safer Community (bộ phận chuyên đảm bảo môi trường học tập và làm việc an toàn cho sinh viên và cán bộ giảng viên) đã thực hiện một chiến dịch mang tên SHhhh – When Silence Hurts (tạm dịch: Suỵt – Im lặng sẽ gây tổn thương) nhằm nâng cao nhận thức về chủ đề mà nhiều người cảm thấy không thoải mái hay không an toàn khi đề cập đến.

Senior Manager of RMIT Vietnam’s Student Advice – Wellbeing and Counselling Services Ela Partoredjo left her message of support for the campaign.  Senior Manager of RMIT Vietnam’s Student Advice – Wellbeing and Counselling Services Ela Partoredjo left her message of support for the campaign.

Trưởng bộ phận Chăm sóc sức khoẻ và tâm lý của RMIT Việt Nam cô Ela Partoredjo cho biết, Safer Community hỗ trợ và giúp đưa ra những lựa chọn phù hợp cho những sinh viên quan ngại về các hành vi mang tính đe doạ hoặc ngoài ý muốn, ngay cả khi hành vi này xảy ra ở ngoài trường học.

“Chúng tôi cam kết kiến tạo một môi trường nơi sinh viên có thể an tâm tìm hỗ trợ, bày tỏ quan ngại và tự do bộc lộ bản thân mà không phải lo lắng về việc bị phân biệt đối xử, bị bạo hành hay bị hắt hủi”, cô Partoredjo chia sẻ. “Một trong những điểm quan trọng được Safer Community quan tâm là tổn hại liên quan đến tình dục, và qua chiến dịch mới đây chúng tôi muốn nêu bật vai trò của Safer Community như một điểm dừng để các bạn sinh viên có thể bắt đầu các cuộc trao đổi trong một môi trường an toàn”.

Chiến dịch gồm các hoạt động trực tuyến và ngoại tuyến ở cả hai cơ sở của trường.

The T.A.N.G.O. team of five Bachelor of Communication (Professional Communication) students, including (from left) Bui Phuong Anh, Tran Hoang Bao Chau, Duong Vinh Hoi, To Ngoc Minh Thy and Nguyen Ngoc Thoai Nghi, oversaw the ‘SHhhh’ campaign at RMIT Vietnam’s Saigon South campus. The T.A.N.G.O. team of five Bachelor of Communication (Professional Communication) students, including (from left) Bui Phuong Anh, Tran Hoang Bao Chau, Duong Vinh Hoi, To Ngoc Minh Thy and Nguyen Ngoc Thoai Nghi, oversaw the ‘SHhhh’ campaign at RMIT Vietnam’s Saigon South campus.

Hoạt động kéo dài sáu tuần này được thực hiện bởi nhóm T.A.N.G.O. gồm năm sinh viên theo học môn Dự án truyền thông tích hợp liên ngành – môn học tự chọn của ngành Truyền thông chuyên nghiệp.

Chia sẻ về tên của chiến dịch, trưởng nhóm Bùi Phương Anh cho biết: “SHhhh là âm thanh bạn tạo ra khi muốn nhắc ai đó giữ im lặng, và SH trong tiếng Anh còn là từ viết tắt của Sexual Harassment - quấy rối tình dục. Chúng tôi tin rằng dù bạn giữ im lặng thì quấy rối tình dục vẫn còn đó, và đã đến lúc bạn cần lên tiếng về những hành vi ngoài ý muốn đó vì một cộng đồng an toàn hơn”.

Students left notes at the exhibition at the Saigon South campus. Students left notes at the exhibition at the Saigon South campus.

Sau các hoạt động trực tuyến và ngoại tuyến gồm phần chia sẻ trên Facebook và các tờ poster có những phần có thể xé ra được, chiến dịch đã khép lại bằng một triển lãm kéo dài bốn ngày, thu hút được hơn 150 khách tham dự. Chiến dịch đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ cả cán bộ giảng viên và sinh viên trường.

“Triển lãm là phần cuối trong dự án, chủ yếu nhằm khuyến khích khách tham quan lên tiếng chống lại nạn quấy rối tình dục”, Phương Anh chia sẻ.

Các thành viên còn lại của nhóm gồm Dương Vĩnh Hội, Trần Hoàng Bảo Châu, Nguyễn Ngọc Thoại Nghi và Tô Ngọc Minh Thy, đều trân quý cơ hội vừa được đóng góp cho chiến dịch, vừa được phát triển chuyên môn.

There were 31 members of the SIFE club involved in the project at the Hanoi campus.  There were 31 members of the SIFE club involved in the project at the Hanoi campus.

Trong khi đó, tại cơ sở Hà Nội, bên cạnh các hoạt động trực tuyến làm cùng với nhóm T.A.N.G.O., SIFE còn tổ chức hàng loạt hoạt động khác bên lề triển lãm như quầy tương tác và buổi thảo luận “thầm lặng” nơi khán giả có thể chia sẻ ý kiến trong khán phòng tối đen mà không bị nhận diện.

Thay mặt 31 thành viên tham gia chiến dịch, Trưởng bộ phận Nghiên cứu và Phát triển của CLB SIFE bạn Trịnh Trần Phương Uyên cho biết bạn tự hào được tham dự vào dự án này.

Students at the Hanoi campus engaged in an interactive game during the exhibition.  Students at the Hanoi campus engaged in an interactive game during the exhibition.

“Những người tham gia các hoạt động trực tuyến và ngoại tuyến đã cho chúng tôi nhiều phản hồi tích cực”, Uyên chia sẻ. “Chúng tôi còn nhận được tin nhắn của một nạn nhân bị quấy rối tình dục. Cô ấy cho biết sau khi tham quan triển lãm, cô rất trân trọng những gì chúng tôi đã thực hiện”.

Uyên tiếp lời: “Dù trải qua rất nhiều khó khăn trong suốt quá trình thực hiện, chiến dịch đã cho chúng tôi nhiều bài học và kiến thức quan trọng về quấy rối tình dục, cũng như những kỹ năng mềm khi làm việc nhóm và tổ chức sự kiện. Sau chiến dịch, cả nhóm đã gắn kết và làm việc chuyên nghiệp hơn”.

Về những kế hoạch sắp tới, cô Partoredjo cho biết: “Bước tiếp theo, chúng tôi sẽ khuyến khích sinh viên hãy đối đầu với những hành động không thể chấp nhận, và giúp các bạn cảm thấy có thêm sức mạnh để tiết lộ và tường thuật về những vụ việc này, và biết rằng các bạn sẽ được lắng nghe và hỗ trợ tận tình”.

Bài: Hoàng Hà

  • Chăm sóc Sức khỏe & Tâm lý
  • Dự án sinh viên
  • Cộng đồng

Tin tức liên quan