Sinh viên RMIT tranh tài tại cuộc thi về dữ liệu trong khu vực

Sinh viên RMIT tranh tài tại cuộc thi về dữ liệu trong khu vực

Hai sinh viên RMIT Việt Nam đang chuẩn bị tham dự cuộc thi Khám phá Khoa học dữ liệu ASEAN 2018 tại Singapore sau khi giành giải cao nhất tại vòng thi quốc gia.

Nguyễn Văn Thuận - sinh viên ngành Marketing và Mai Thanh Tùng – sinh viên ngành Kinh doanh (Kinh tế và Tài chính), đã xuất sắc giành giải Nhất với bài trình bày về tầm quan trọng của giao thương trên biển đối với các nước trong khu vực ASEAN. Trong bài thuyết trình, hai bạn đã kết luận rằng cải thiện kết nối, nâng cấp trang thiết bị cảng, cũng như mạng lưới giao thông nội địa, sẽ là các giải pháp lý tưởng cho những vấn đề về cơ sở hạ tầng trong khu vực.

Hiện hai bạn đang tiến đến vòng chung kết khu vực và sẽ tranh tài với các đội chiến thắng từ những nước khác vào ngày 25/10 tại Singapore.

(Từ trái sang) Hai sinh viên RMIT - Mai Thanh Tùng và Nguyễn Văn Thuận - hiện đang tham gia chương trình trao đổi sinh viên, đã giành giải Nhất cuộc thi Khám phá Khoa học dữ liệu ASEAN 2018. (Từ trái sang) Hai sinh viên RMIT - Mai Thanh Tùng và Nguyễn Văn Thuận - hiện đang tham gia chương trình trao đổi sinh viên, đã giành giải Nhất cuộc thi Khám phá Khoa học dữ liệu ASEAN 2018.

Đội Maverick gồm Lê Phùng Đan Thanh và Nguyễn Ngọc Trâm Anh, đều là sinh viên ngành Kinh doanh (Kinh tế và Tài chính) tại RMIT Việt Nam, đã về Nhì với dự án phân tích vấn nạn quấy rối tình dục ở các nước Đông Nam Á.

Thanh cho biết: “Chúng tôi tham gia vì cuộc thi này tập trung vào sự bền vững và những mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc. Cuộc thi còn thú vị vì tập trung vào phân tích dữ liệu, đồng thời hỗ trợ chúng tôi nâng cao hiểu biết về các mảng khác liên quan đến kinh doanh, cũng như giúp chúng tôi làm bài tập ở trường. Cuộc thi không đơn thuần là đọc các con số, mà bạn phải đưa ra được kết luận và đề xuất dựa trên phân tích của mình”. 

Lê Phùng Đan Thanh và Nguyễn Ngọc Trâm Anh, sinh viên ngành kinh doanh, về Nhì với dự án về vấn nạn quấy rối tình dục ở các nước Đông Nam Á. Lê Phùng Đan Thanh và Nguyễn Ngọc Trâm Anh, sinh viên ngành kinh doanh, về Nhì với dự án về vấn nạn quấy rối tình dục ở các nước Đông Nam Á.

Ông Eugene Ho, Giám đốc Quan hệ đối ngoại (khu vực Đông Nam Á) của SAP, đồng thời là thành viên Ban giám khảo cuộc thi, cho biết: “Để giải quyết các vấn đề phức tạp như mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc, giới trẻ cần làm quen với các công nghệ tiên tiến nhất để đưa ra những giải pháp mới mẻ cho những vấn đề hiện tại và tương lai. Cuộc thi Khám phá Khoa học dữ liệu ASEAN là bước đầu tiên để giới trẻ Việt Nam hướng đến giải quyết các vấn đề toàn cầu bằng cách dùng dữ liệu định lượng và phân tích thực tế”. 

Vòng chung kết quốc gia cuộc thi Khám phá Khoa học dữ liệu ASEAN do Quỹ ASEAN và SAP đồng tổ chức tại Đại học RMIT Việt Nam vào ngày 19/9.

Đội Maverick trình bày tại cuộc thi được tổ chức ở cơ sở Nam Sài Gòn, Đại hoc RMIT Việt Nam. Đội Maverick trình bày tại cuộc thi được tổ chức ở cơ sở Nam Sài Gòn, Đại hoc RMIT Việt Nam.

Với tên gọi “Giới trẻ hôm nay, Thế giới ngày mai”, cuộc thi tạo điều kiện cho các bạn trẻ từ khắp các quốc gia trong cộng đồng ASEAN cơ hội giúp kiến tạo tương lai bằng cách khai thác dữ liệu để nêu bật các vấn đề nổi trội ở ASEAN.

Kể từ ngày đầu thành lập vào năm 2017, Khám phá Khoa học dữ liệu ASEAN là cuộc thi phân tích dữ liệu nhằm nâng cao nhận thức và lòng biết ơn của giới trẻ trong cộng đồng ASEAN nhờ kiến thức công nghệ.

Bằng việc sử dụng nền tảng phân tích SAP Analytics Cloud, cuộc thi khuyến khích thí sinh đưa ra phân tích dựa trên dữ liệu nhằm nêu bật những vấn đề của ASEAN dựa trên sáu mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc, bao gồm (1) khỏe mạnh và hạnh phúc, (2) giáo dục chất lượng, (3) bình đẳng giới, (4) tăng trưởng việc làm và kinh tế chấp nhận được, (5) công nghiệp, đổi mới sáng tạo và hạ tầng cơ sở, và (6) các cộng đồng và đô thị bền vững.

Ban giám khảo đánh giá các đội tham dự dựa trên ba tiêu chí: độ liên quan và tin cậy của dữ liệu, chất lượng phân tích dữ liệu, và tính khả thi của các giải pháp được đề xuất cho từng dự án.

Bài: Lê Mộng Thúy

  • Nghiên cứu

Tin tức liên quan