Vòng tay cảm ứng tia UV đo mức phơi nắng riêng của từng người

Vòng tay cảm ứng tia UV đo mức phơi nắng riêng của từng người

Nhờ thiết bị cảm ứng cá nhân mới, quản lý lượng vitamin hấp thụ và tránh tác hại của ánh mặt trời có thể dễ dàng như đeo một chiếc kiềng tay.

Các nhà nghiên cứu Đại học RMIT vừa tạo ra một loại mực kích hoạt tia cực tím, có thể đổi màu khi phơi dưới các loại tia cực tím khác nhau.

Vì bản thân khổ sở với việc thiếu hụt vitamin D nên Giáo sư Vipul Bansal đã phát triển nên những cảm ứng thay đổi màu sắc, có sáu loại tương ứng với các tông màu da khác nhau.

Giáo sư cho biết phát kiến này có thể cho chúng ta phương tiện đo lường mức độ phơi nắng trong ngày một cách chính xác và đơn giản.

“Chúng tôi có thể in mực tia cực tím lên bất kỳ bề mặt nào giống giấy để sản xuất ra những thiết bị cảm biến có thể đeo được giá rẻ, ví dụ như vòng đeo tay, đeo đầu hoặc sticker”, ông nói.

Các nhà nghiên cứu RMIT từ Ian Potter NanoBioSensing Facility đeo nguyên mẫu của cảm ứng tia cực tím do họ tạo ra. (Từ trái sang phải) Tiến sĩ Rajesh Ramanthan, nghiên cứu sinh Wenyue Zou và Giáo sư Vipul Bansal. Các nhà nghiên cứu RMIT từ Ian Potter NanoBioSensing Facility đeo nguyên mẫu của cảm ứng tia cực tím do họ tạo ra. (Từ trái sang phải) Tiến sĩ Rajesh Ramanthan, nghiên cứu sinh Wenyue Zou và Giáo sư Vipul Bansal.

Dù con người cần phơi nắng để duy trì lượng vitamin D cần thiết, phơi nắng quá mức có thể gây bỏng da, ung thư da, mù mắt, da nhăn nheo và dấu hiệu lão hoá sớm.

Để biết được đâu là lượng vitamin D tốt cho sức khoẻ, bạn cần hiểu xem mình thuộc loại nào trong phân loại từ tuýp I đến tuýp VI, vì mỗi loại có nhu cầu phơi nắng khác nhau.

Các bệnh như Lupus ban đỏ và nhiều loại dược phẩm làm tăng độ mẫn cảm ánh sáng của da và giảm khả năng hấp thụ vitamin từ việc ăn uống, chính vì vậy, việc theo dõi độ phơi nắng cần phải hết sức cá thể hóa.

Giáo sư Bansal chia sẻ: “Chúng tôi rất vui vì công nghệ cảm biến tia UV cho phép sản xuất ra những cảm biến cá thể hoá có thể đáp ứng nhu cầu của từng cá nhân cụ thể. Với thiết kế có chi phí thấp và thân thiện với trẻ em, cảm biến sẽ có thể dùng như một học cụ nhằm nâng cao nhận thức về an toàn khi phơi nắng”.

Hiện tại, việc quản lý độ phơi nắng chỉ dựa vào hướng dẫn duy nhất là chỉ số tia cực tím, tuy nhiên, công cụ thô này chỉ chỉ ra được cường độ tia cực tím chứ không đóng vai trò như một công cụ tinh vi để đo độ phơi nhiễm hàng ngày của từng cá nhân.

Da sáng màu (tuýp I) chỉ có thể phơi nắng bằng một phần năm so với da tối màu (tuýp VI) trước khi gặp tác hại, còn tuýp da màu tối hơn cần ở dưới ánh mặt trời lâu hơn để hấp thụ đủ lượng vitamin tốt cho sức khoẻ.

Mực kích hoạt tia cực tím có thể in trên giấy giúp cảm ứng này dễ sản xuất và rẻ tiền. Mực kích hoạt tia cực tím có thể in trên giấy giúp cảm ứng này dễ sản xuất và rẻ tiền.

Khám phá này còn có thể áp dụng vào những mảng khác ngoài sức khoẻ vì tia cực tím còn có thể ảnh hưởng đến tuổi đời của nhiều sản phẩm công nghiệp và tiêu dùng theo thời gian.

Việc theo dõi mức phơi sáng có thể giúp tăng độ an toàn và tin cậy của nhiều vật dụng, trong đó có xe cộ và trang thiết bị trong quân đội, với tiềm năng tiết kiệm chi phí cực lớn.

Nghiên cứu với tiêu đề "Skin color-specific and spectrally-selective naked-eye dosimetry of UVA, B and C radiations" (tạm dịch: Phép đo liều lượng của tia UVA, B và C qua từng màu da và lọc quang phổ mắt thường), được thực hiện bởi thành viên nhóm nghiên cứu của Giáo sư Bansal - cô Wenyue Zou, nghiên cứu sinh nhận giải Học giả của Phó chủ tịch Hội đồng đại học. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Nature Communications (DOI: 10.1038/s41467-018-06273-3).

Bài: Grace Taylor

  • Chăm sóc Sức khỏe & Tâm lý
  • Nghiên cứu

Tin tức liên quan