Hỏi đáp: Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2018

Hỏi đáp: Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2018

Năm mới bắt đầu với nhiều tín hiệu tích cực khi kinh tế Việt Nam dự báo sẽ tăng trưởng tốt ở mức 6,5 phần trăm trong năm 2018.

Hôm nay, chúng tôi có cuộc trò chuyện với Giáo sư Christophe Schinckus từ Khoa Kinh doanh và Quản trị RMIT Việt Nam để thảo luận về những yếu tố trọng yếu tác động đến sự tăng trưởng này, cũng như một số điểm cần chú ý trong năm 2018 và những năm sau đó.

Giáo sư Christophe Schinckus dạy tại Khoa Kinh doanh và Quản trị RMIT Việt Nam. Giáo sư Christophe Schinckus dạy tại Khoa Kinh doanh và Quản trị RMIT Việt Nam.

Thưa Giáo sư, Ngân hàng phát triển châu Á dự đoán kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,5 phần trăm trong năm nay. Đâu là những yếu tố trọng yếu tác động lên sự tăng trưởng này và theo ông tăng trưởng có tiếp diễn không?

Việt Nam là một trong những nền kinh tế thể hiện tốt nhất khu vực châu Á. Tổng hòa một số yếu tố cho thấy tình hình sẽ tiếp tục khả quan trong vài năm tới.

Hiện trạng dân số Việt Nam phần nào có thể giải thích được tình hình kinh tế khả quan này. Khoảng 70 phần trăm dân số Việt Nam đang trong tuổi lao động. Với tỉ lệ phát triển kinh tế (cao), người dân có nhiều cơ hội việc làm hơn, nghĩa là tỉ lệ thất nghiệp thấp và nhu cầu trong nước vững mạnh. Nhu cầu mạnh mẽ đảm bảo nâng tầm hoạt động kinh tế ở thị trường trong nước. Chưa kể còn có thể kết hợp với lĩnh vực gia công vững mạnh được nguồn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài hỗ trợ liên tục.

Du lịch đang đóng vai trò nuôi dưỡng sức khỏe nền kinh tế, với đóng góp trực tiếp vào GDP tăng từ 8 đến 8,2 phần trăm trong năm 2018, so với 7,5 phần trăm năm 2017. Ý thức được những cơ hội này, Chính phủ Việt Nam đã có kế hoạch rõ ràng nhằm thu hút hơn 15 triệu du khách trong năm 2018. Về mặt giao thương quốc tế, nhu cầu cao từ Trung Quốc và Mỹ dự đoán sẽ tiếp tục giữ vững trong năm 2018. Điều này đảm bảo xuất khẩu của Việt Nam sang các nước sẽ duy trì ở mức cao. Đây là một yếu tố dẫn đến tăng trưởng kinh tế.

Lĩnh vực nào trong nền kinh tế cần phải cải thiện?

Khi đất nước tăng trưởng nóng, điều quan trọng là phải phát triển tốt.

Nói chung, tôi sẽ đề cập đến ba thách thức mà Việt Nam có thể phải đối mặt.

Việt Nam phải để mắt đến xu hướng lạm phát rõ rệt đang diễn ra. Thực tế, Việt Nam có tỉ lệ lạm phát cao hơn các đối tác thương mại lớn. Điểm khác biệt như vậy sẽ khiến sản phẩm đầu ra ở Việt Nam đắt hơn sản phẩm tương tự do các đối tác thực hiện. Chính vì vậy, nhập khẩu cho tiêu dùng trong nước thì rẻ hơn, nhưng cạnh tranh xuất khẩu có thể giảm sút.

Với tỉ lệ dân số trong độ tuổi làm việc cao, cần củng cố tài khóa đất nước. Trong suốt năm năm qua, nợ tài chính đã và đang tăng ba lần hơn GDP thực tế.

Cuối cùng, Việt Nam phải cẩn thận để không trở thành nạn nhân của thành công. Nếu lĩnh vực tư nhân tiếp tục sống nhờ vào nhu cầu lớn trong nước như hiện nay và tín dụng càng tăng tầm quan trọng, lĩnh vực ngân hàng có thể gặp nguy trong trung hạn nếu mảng này không bắt đầu được tái thiết.

Xu hướng hoặc vấn đề gì trong trong cũng như ngoài nước có thể ảnh hưởng đến đất nước trong năm nay?

Nhiều thứ có thể đưa ra đây. Tôi sẽ chỉ tập trung vào một điều. Việt Nam đang trong thời kỳ tái thiết kinh tế hết sức năng động. Một kế hoạch thương mại tự do cẩn trọng đang diễn ra, và trong bối cảnh này, chính phủ lên kế hoạch đẩy mạnh tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước. Quá trình chuyển đổi này luôn hấp dẫn và đầy thử thách vì đòi hỏi phải thay đổi cơ cấu đồng thời với khả năng thu hút (và giữ chân) các nhà đầu tư tư nhân. Đây có lẽ là chủ đề thú vị ở Việt Nam cần theo dõi thêm trong năm 2018. 

Toàn cảnh kinh tế Việt Nam ảnh hưởng thế nào đến cơ hội dành cho sinh viên ngành tài chính? Cơ hội nào ở Việt Nam, trong khu vực và trên thế giới?

Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển tiếp hết sức quan trọng. Sinh viên ngành tài chính muốn làm việc tại Việt Nam cần có trí tuệ linh hoạt, và cần hiểu rằng tài chính ở một nền kinh tế đang nổi có thể khá khác biệt với những gì các bạn học trong lớp. Đương nhiên chúng tôi cũng nhấn mạnh vào điểm này trong quá trình dạy các môn về tài chính tại RMIT Việt Nam.

Có nhiều cơ hội làm việc trong lĩnh vực tài chính ở Việt Nam cũng như trong khu vực. Vì phát triển kinh tế quan trọng với khu vực Đông Nam Á, nhu cầu “tài chính hóa” trong xã hội là rất lớn. Nhiều điều còn tồn tại trong đa dạng hóa dịch vụ tài chính nhằm hỗ trợ các hoạt động kinh tế và phát triển tín dụng cần phải thực hiện. Bối cảnh như vậy cho sinh viên ngành tài chính môi trường lý tưởng và nhiều cơ hội tìm việc làm theo đúng đam mê của mình.

Bài: Howie Phung

  • Nghiên cứu

Tin tức liên quan