Cựu sinh viên RMIT nuôi dưỡng tinh thần khởi nghiệp

Cựu sinh viên RMIT nuôi dưỡng tinh thần khởi nghiệp

Đam mê khởi nghiệp mãnh liệt cùng khao khát hành động tạo ảnh hưởng đã dẫn dắt cựu sinh viên ngành Thương mại qua hành trình khởi nghiệp đầy thử thách.

Cựu sinh viên ngành Thương mại Nguyễn Tuấn Tú đã phát triển sản phẩm trên nền tảng đám mây giúp thương hiệu truyền tải thông điệp với khách hàng bán lẻ, lắng nghe, hiểu và chăm sóc họ. Cựu sinh viên ngành Thương mại Nguyễn Tuấn Tú đã phát triển sản phẩm trên nền tảng đám mây giúp thương hiệu truyền tải thông điệp với khách hàng bán lẻ, lắng nghe, hiểu và chăm sóc họ.

Với Nguyễn Thanh Tú, khởi nghiệp là điều hết sức tự nhiên như thể đó là một phần trong gen của bạn.

Tú chia sẻ: “Tôi đã có thể tư lo chi tiêu bản thân từ khi còn rất nhỏ”.

Thay vì nhận tiền tiêu vặt từ ba mẹ như những đứa trẻ khác, từ lớp 8, Tú đã thuê các bạn khác nhỏ hơn để làm thiệp, còn mình thì đi tìm khách.

“Tôi không biết tự làm thiệp, nhưng tôi tự tin bán được chúng”, Tú nói. “Các mối kinh doanh nhỏ này chạy đều đến những năm trung học và chi trả được hầu hết các nhu cầu tài chính của tôi”.

Năm 17 tuổi, Tú đã gặp hái được thành công với “doanh nghiệp” chính thức đầu tiên. Bạn đã có được 37 hợp đồng trị giá hơn 100 triệu đồng trong chưa tới một năm.

Tú chia sẻ: “Tôi bán áo lớp cho các bạn học sinh ở nhiều trường trung học quanh TP. Hồ Chí Mjnh. Tôi tự làm việc với khách hàng và thương lượng với các nhà cung cấp để có được mức giá tốt”.

Kế hoạch kinh doanh đầy tham vọng dựa trên việc kinh doanh này cùng ý chí mạnh mẽ đã giúp Tú lấy được học bổng toàn phần của RMIT Việt Nam để học Cử nhân Thương mại chuyên ngành Khởi nghiệp.

“Tôi không thích gì khác ngoài việc kinh doanh, và với tôi, kết hợp giữa kinh doanh và sáng tạo chỉ có thể tìm thấy trong khởi nghiệp”, Tú nhớ lại. “RMIT Việt Nam là nơi duy nhất [vào thời điểm đó] có ngành học đáp ứng được mục tiêu của tôi”.

Chàng trai trẻ đã tận dụng tối đa thời gian học tại trường bằng cách tích cực tham gia nhiều cuộc thi. Tú cùng đội của mình đã giành giải Nhất cuộc thi Kế hoạch kinh doanh RMIT 2014 và vào chung cuộc vòng thi vùng tại Dubai trong cuộc thi Hult Prize 2015.

Sau khi ra trường, Tú bắt đầu thử các ý thưởng khởi nghiệp khác nhau.

Wedidit, việc hợp tác giữa một cựu giảng viên RMIT Việt Nam và Tú, đã ra đời vào năm 2015.

“Dự án hàng đầu của chúng tôi, Komorebi, là giải pháp dành cho các thương hiệu, giúp thương hiệu truyền đạt thông điệp đến khách hàng bán lẻ, lắng nghe, hiểu và chăm sóc họ. Dự án được trình bày tại sự kiện Khởi nghiệp ETHOS II của Ngân hàng Thế giới và SUNY's năm 2016 ở Hàn Quốc cùng 30 doanh nghiệp khởi nghiệp khác trên khắp thế giới”, Tú cho biết.

“Komorebi là sản phẩm hoạt động trên nền tảng đám mây không cần dùng ứng dụng và có thể truy cập mọi thứ qua QR code. Chúng tôi đã dành cả năm 2017 để phát triển và hoàn thiện sản phẩm này”.

Sau khi ra mắt, Komorebi được chào đón hơn mong đợi và có được khách hàng trong các lĩnh vực như thực phẩm và ăn uống, mỹ phẩm và sản phẩm văn hoá.

Vội đến địa điểm phỏng vấn sau cuộc họp giao ban hàng ngày với nhóm của mình vào sáng thứ Bảy, Tú cho biết bạn thật sự thích sự bận rộn khi tự điều hành doanh nghiệp riêng.

“Không nhiều bạn muốn theo đuổi con đường này vì khởi nghiệp đầy thách thức và không ổn định, nhưng tôi thích thử thách và kiếm tiền mà vẫn tạo ra giá trị cho xã hội.

***

Tú vừa xuất hiện trong chương trình The Quốc Khánh Show với tư cách khách mời thảo luận về chủ đề “Làm thế nào để biến ý tưởng kinh doanh thành hiện thực”.

Bài: Hoàng Hà

  • Bệ phóng khởi nghiệp

Tin tức liên quan