Chương trình The Quốc Khánh Show về khởi nghiệp tại RMIT Việt Nam

Chương trình The Quốc Khánh Show về khởi nghiệp tại RMIT Việt Nam

Chương trình The Quốc Khánh Show với ba khách mời đều từ Đại học RMIT đã được tổ chức tại trường vào tháng trước. Cả ba đã chia sẻ kinh nghiệm của mình về khởi nghiệp ở Việt Nam.

Phần thảo luận do MC Quốc Khánh dẫn dắt với ba khách mời gồm Tiến sĩ Gary Oliphant (Chủ nhiệm bộ môn Khởi nghiệpKhoa Kinh doanh và Quản trị, RMIT Việt Nam), ông Douglas Abrams (người sáng lập và điều hành công ty Expara; hiện đang tham gia chương trình 'Entrepreneur in Residence' của Đại học RMIT) và anh Nguyễn Thanh Tú (tốt nghiệp Cử nhân Thương mại RMIT Việt Nam, đồng sáng lập Wedidit Solutions).

Ông Quốc Khánh đã dẫn dắt phần thảo luận với hàng loạt câu hỏi như “Bạn làm gì nếu sản phẩm của mình quá mới với thị trường?”, “Bạn làm thế nào để tránh bị người khác đánh cắp ý tưởng?”, “Để khởi nghiệp thành công cần những kỹ năng gì?”

Với câu hỏi đầu tiên, ông Abrams đã hồi đáp rằng, “là người khởi nghiệp bạn phải chấp nhận rằng bạn sẽ luôn quá trễ hoặc quá sớm với thị trường. Có một điểm tối ưu duy nhất và bạn sẽ luôn lỡ mất điểm đó. Tôi tin rằng trong kinh doanh bạn cần phải đi trước, nhưng điều cốt lõi là đừng đi trước quá xa”.

Với lo lắng về việc bị đánh cắp ý tưởng, ông giải thích rằng điều này đơn thuần là không thể. Không ai có thể đánh cắp ý tưởng của bạn vì bạn không sở hữu ý tưởng. Ý tưởng thuộc về mọi người. Để người khác có thể đánh cắp ý tưởng của bạn, bạn phải chuyển ý tưởng thành sở hữu trí tuệ - như bằng sáng chế, bản quyền. Nếu bạn có một ý tưởng mà bạn tin rằng vô cùng có giá trị và bạn không muốn bị thất vọng nếu ai đó đánh cắp ý tưởng ấy, hãy chuyển điều đó thành sở hữu trí tuệ, để sau đó bạn có thể trừng phạt họ khi họ đánh cắp cái bạn sở hữu”.

Dr Gary Oliphant, Discipline Lead, Entrepreneurship, teaches in RMIT Vietnam’s Graduate Certificate in Business Startups.Dr Gary Oliphant, Discipline Lead, Entrepreneurship, teaches in RMIT Vietnam’s Graduate Certificate in Business Startups. Dr Gary Oliphant, Discipline Lead, Entrepreneurship, teaches in RMIT Vietnam’s Graduate Certificate in Business Startups.

Trong khi đó, Tiến sĩ Oliphant, khai triển rộng hơn trên nhu cầu tài chính thiết yếu của khởi nghiệp.

Ông nói: “Chúng ta đều biết về Mark Zuckerberg, Bill Gates và Steve Jobs. Nhưng hầu hết doanh nghiệp không bắt đầu từ một triệu đô la Mỹ. Trong ngành khởi nghiệp, có một thuật ngữ gọi là tự thân vận động. Thuật ngữ này cơ bản để chỉ về việc tôi chỉ có một khoản tiền nhất định để trang trải cho những gì cần làm, nhờ đó giúp tôi thật sự tập trung vào khách hàng”.

Ông nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc hiểu khách hàng, đặc biệt ở giai đoạn sơ khởi, thời điểm mà nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp chọn tập trung nhanh chóng vào quảng cáo.

“Nếu nhận được nhiều tiền, bạn sẽ có khuynh hướng mất tập trung vào khách hàng và tất cả những gì bạn làm là quảng cáo, quảng cáo và quảng cáo, và điều này không hiệu quả trên thị trường”, ông chia sẻ. “Bạn phải thực sự biết khách hàng của mình”.

Ông Abrams cũng đưa ra lời khuyên liên quan đến tài chính: “Tôi từng được hỏi ‘Khi nào là thời điểm thích hợp để gọi vốn từ các nhà đầu tư bên ngoài?’”.

“Ngay bây giờ”, ông chia sẻ. “Thời điểm tệ nhất là gọi vốn khi bạn cần tiền. Khi cần tiền, bạn sẽ không ở thế thượng phong trong quá trình thương thảo. Khi tôi nói hãy gọi vốn ngay bây giờ, tôi không ám chỉ chuyện lấy tiền với bất cứ giá nào, nhưng nếu bạn có thể gọi vốn với những điều kiện thuận lợi, hãy làm ngay”.

Chương trình The Quốc Khánh Show phỏng vấn khách mời là những người khởi nghiệp thành công, những người có ảnh hưởng trong xã hội và người của công chúng, và phát sóng trên Youtube.

Bài: Michael Tatarski

  • Bệ phóng khởi nghiệp
  • Phát triển nghề nghiệp

Tin tức liên quan