RMIT Việt Nam đẩy mạnh giáo dục khởi nghiệp

RMIT Việt Nam đẩy mạnh giáo dục khởi nghiệp

RMIT Việt Nam vừa giới thiệu Chứng chỉ sau đại học về Khởi nghiệp nhằm nỗ lực cải thiện mặt bằng khởi nghiệp tại Việt Nam.

Theo nghiên cứu của Startup Genome, mạng lưới khởi nghiệp toàn cầu, 90 phần trăm doanh nghiệp phá sản trong vòng năm năm đầu tiên. Dù hiểu được rủi ro của việc mở doanh nghiệp mới, RMIT Việt Nam tin rằng các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể có giá trị và khả năng thay đổi nền kinh tế.

Học viên sẽ tìm hiểu về quy trình tạo dựng doanh nghiệp mới thông qua hàng loạt trải nghiệm học tập có tính tương tác và thực tiễn Học viên sẽ tìm hiểu về quy trình tạo dựng doanh nghiệp mới thông qua hàng loạt trải nghiệm học tập có tính tương tác và thực tiễn

Phó giáo sư Mathews Nkhoma, Trưởng khoa Kinh doanh & Quản trị RMIT Việt Nam, cho biết: “Những doanh nghiệp với quy mô linh động và dễ điều chỉnh có tiềm năng thay đổi toàn bộ các ngành nghề trong nước, trong khu vực và trên toàn cầu. Do đó, RMIT Việt Nam mong muốn trở thành trung tâm tri thức về khởi nghiệp ở khu vực Đông Nam Á để hỗ trợ lực lượng tiềm năng này”.

Chương trình Chứng chỉ sau đại học về Khởi nghiệp gồm bốn môn học sẽ chính thức ra mắt vào tháng 4/2018. Đây là một phần trong chiến lược của RMIT Việt Nam nhằm tạo ra văn hóa khởi nghiệp tại RMIT Việt Nam cũng như trong cộng đồng.

Đưa việc tổng hợp kiến thức và kỹ năng vào trải nghiệm học chuyên sâu, chương trình cho học viên cơ hội tìm hiểu về quá trình tạo dựng doanh nghiệp mới thông qua nhiều trải nghiệm học tập có tính tương tác và thực tiễn.

Tiến sĩ Steven Clarke, Trưởng bộ môn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, cho biết: “Học viên sẽ học về quá trình tạo dựng doanh nghiệp mới cũng như những thách thức, rủi ro và thành quả của việc này. Các bạn sẽ được trang bị những công cụ cần thiết để có thể bắt đầu khởi nghiệp ở những ngành và lĩnh vực khác nhau, đồng thời nâng cao cơ hội kêu gọi đầu tư thành công cho dự án của mình”.

Học viên sẽ có được những kỹ năng này từ trải nghiệm thực tế trong xây dựng kế hoạch kinh doanh cũng như tương tác với các đơn vị đối tác, với lãnh đạo các doanh nghiệp, chuyên gia trong ngành và các doanh nghiệp khởi nghiệp trong vùng. Ngoài ra, các bạn học viên còn có cơ hội trình bày kế hoạch khởi nghiệp của mình với những nhà đầu tư và chuyên gia từ các quỹ tài chính.

Theo Tiến sĩ Steven, điểm khác biệt của chương trình nằm ở việc học viên sẽ được rèn giũa cách nhìn từ cả hai góc độ: từ nhà khởi nghiệp có ý tưởng kinh doanh lẫn từ nhà đầu tư có nguồn vốn muốn đầu tư vào ý tưởng kinh doanh.

“Hai môn học đầu tiên xoay quanh quan điểm của người khởi nghiệp, tập trung vào cách lên ý tưởng và phát triển mô hình kinh doanh dựa trên tư duy thiết kế”, ông giải thích. “Trong khi đó, hai môn học còn lại giúp học viên tư duy từ quan điểm của nhà đầu tư, tập trung vào cách nghĩ cũng như cách đầu tư nguồn vốn của họ.”

Với phương thức giảng dạy linh động, kết hợp các hoạt động trực tuyến và lớp học tại chỗ, chương trình đã và đang thu hút nhiều nhà khởi nghiệp trẻ. Khoá đầu tiên bắt đầu từ tháng Hai đã có 34 học viên từ cơ sở Nam Sài Gòncơ sở Hà Nội và hai học viên đến từ quốc gia khác.

Đại sứ quán Úc tài trợ hai suất học bổng toàn phần và sẽ trao tặng vào cuối năm nay.

Buổi lễ ra mắt chương trình sẽ diễn ra vào ngày 5/4 tới đây và sẽ cung cấp thêm thông tin chi tiết về Chứng chỉ sau đại học về Khởi nghiệp. Sự kiện cũng sẽ quy tụ các chuyên gia trong ngành và những nhà khởi nghiệp tương lai cùng thảo luận về những thách thức và cơ hội trong mảng khởi nghiệp đang diễn ra sôi nổi tại Việt Nam. Đăng ký tham dự lễ ra mắt tại đây.

Để biết thêm thông tin về chương trình, vui lòng tham khảo thông tin tại đây.

Bài: Lê Thanh Phương

  • Bệ phóng khởi nghiệp
  • Sau Đại học

Tin tức liên quan