Khám phá để tìm nguồn sáng tạo

Khám phá để tìm nguồn sáng tạo

Suốt thời đi học cũng như lúc khởi nghiệp, cựu sinh viên Việt Nam Lê Đức Vũ luôn tìm cách khám phá càng nhiều mảng sáng tạo càng tốt.

Là sinh viên ngành Cử nhân Thiết kế (Hệ thống truyền thông đa phương tiện), anh Vũ phát hiện ra phim ảnh là một kênh để thể hiện sự sáng tạo.

Le Duc Vu (left) and a client from India Le Duc Vu (left) and a client from India

Tôi là thần đèn, một bộ phim do Vũ và nhóm Dreamers - Những kẻ mộng mơ thực hiện, đã giành giải ba hạng mục phim hay nhất và giải diễn viên nữ xuất sắc nhất tại Dự án làm phim 48 giờ vòng thi khu vực TP. Hồ Chí Minh năm 2014.

Với vai trò biên kịch cho bộ phim, Vũ chia sẻ: “Bộ phim kể về một vị thần đèn tập sự, phải đáp ứng ba điều ước mà không được sử dụng phép thuật, để có thể trở thành thần đèn thật sự”.

“Trong cuộc thi này, chúng tôi phải hoàn thành nội dung, tuyển diễn viên, sản xuất và làm hậu kỳ trong khoảng thời gian giới hạn ngặt nghèo. Điều này có nghĩa chúng tôi không có thời gian để thay đổi”.

Tuy nhiên, nhà làm phim trẻ tuổi và nhóm của mình đã thể hiện được sự sáng tạo và nỗ lực phi thường trong cách dẫn dắt câu chuyện, và vui với kết quả đạt được. 

Anh Vũ cũng đã để lại dấu ấn trong triển lãm của sinh viên ngành Thiết kế với một phim ngắn và một phim hoạt hình với tên gọi Masterpiece, tác phẩm này hiện có trên OUTPUT – phòng trưng bày ảo nơi trình chiếu các tác phẩm tốt nhất của sinh viên ngành thiết kế tại RMIT Việt Nam.

Sau khi tốt nghiệp năm 2014, anh Vũ tiếp tục khám phá các mảng sáng tạo khác trên hành trình nghề nghiệp của mình. Anh còn có cơ hội trải nghiệm hai tháng làm việc cùng bộ phận nghệ thuật của bộ phim đình đám Kong: Skull Island, được chiếu rộng rãi ở Việt Nam.

Vũ nhớ lại: “Tất cả đều là trải nghiệm những thứ khác nhau trước khi tôi mở công ty riêng”. Anh đã sáng lập Bazic Production ngay sau đó.

“Lúc đầu, Bazic Production cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau từ chụp hình, quay phim và hoạt hình cho đến ứng dụng, và 2D và 3D. Thời gian đó rất khó khăn vì chúng tôi chưa xác định được những mảng dịch vụ chính yếu và quá dàn trải”, anh Vũ chia sẻ.

Sau khi kết hợp với đối tác mới vào đầu 2017, anh đã tái tập trung vào làm 3D – một kỹ năng mà anh đã thành thạo từ những ngày còn học ở RMIT.

Anh Vũ chia sẻ: “Với kỹ năng và kiến thức tích luỹ được từ tấm bằng thiết kế, tôi đã có thể làm việc từ thời đi học và học hỏi kinh nghiệm thực tế. Điều này đã cho tôi nền tảng vững chắc giúp tôi trưởng thành nhanh chóng trong công việc và khám phá nhiều lĩnh vực tuỳ thích.”

“Hiện chúng tôi đang mở rộng dịch vụ sang mảng ứng dụng thực tế ảo VR và có thể tiếp cận với khách hàng từ khắp thế giới nhờ sự tự tin giao tiếp bằng tiếng Anh mà tôi có được từ những ngày học ở RMIT”.

Bài: Hoàng Hà

  • Phát triển nghề nghiệp

Tin tức liên quan